Những nguyên nhân khiến cho xe ô tô khó nổ, không đề nổ

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho xe ô tô khó nổ, không thể nổ máy khiến cho chủ xe cảm thấy khó chịu. Khi xe xảy ra tình trạng này cần phải chủ động kiểm tra, xử lý sớm để tránh dẫn đến những lỗi hỏng hóc nghiêm trọng, nặng hơn.

Những nguyên nhân khiến cho xe ô tô khó đề nổ

Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến cho xe ô tô không nổ hoặc khó đề nổ 

Ắc quy bị yếu 

Ắc quy xe ô tô bị yếu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng ô tô bị khó đề, nổ. Nếu bạn tắt máy xe nhưng lại quên không tắt các loại thiết bị sử dụng điện trên xe như điều hòa xe, đèn xe, màn hình xe, hệ thống GPS, loa xe… thì những loại thiết bị này sẽ vẫn sẽ còn tiếp tục sử dụng nguồn điện từ bình ắc quy để duy trì hoạt động.

Trong khi đó, do động cơ xe ô tô đã tắt nên bình ắc quy xe sẽ không được nạp điện, dẫn đến tình trạng bình ắc quy bị hết điện, yếu điện. Vì thế đến khi xe cần phải nổ máy thì bình ắc quy sẽ không đủ lượng điện để có thể kích hoạt được động cơ xe. Điều này đã dẫn đến tình trạng xe ô tô bị khó nổ máy hoặc thậm chí là không thể đề nổ máy. Để có thể khắc phục, xử lý vấn đề này, bạn có thể sử dụng một bộ kích điện ô tô hoặc cũng có thể nhờ một chiếc xe ô tô khác hỗ trợ việc kích điện.

Bên cạnh đó, việc những đầu cực của bình ắc quy bị mòn, dẫn đến tình trạng kết nối kém cũng có thể là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng xe ô tô của bạn bị đề khó nổ. Các đầu cực của bình ắc quy sẽ bị ăn mòn dần theo thời gian. Ngoài ra, sau nhiều năm sử dụng thì bình ắc quy cũng sẽ bị yếu dần theo thời gian do tuổi thọ của chúng chỉ có hạn.

Củ đề xe ô tô bị hỏng, lỗi

Nếu xe ô tô đề khó nổ và đi kèm với những tiếng ồn tạch tạch hoặc lách cách thì khả năng cao là củ đề xe đã bị hỏng, lỗi. Thông thường, vấn đề này sẽ gây ra tình trạng xe ô tô khó hoặc không nổ máy lúc máy nguội, xe oto sáng khó đề nổ…

Nguyên nhân chính có thể là vì chổi than của củ đề đã bị hao mòn, rơ le đề đã bị trục trặc, hỏng hóc, vả đề bị hỏng hóc hay những mối nối đã bị hoen gỉ… Để xử lý triệt để tình trạng này bạn nên đưa xe ô tô đến gara kiểm tra, sửa chữa. Trong trường hợp củ đề xe đã bị hỏng nặng thì cần thay mới.

Khi bơm nhiên liệu hoặc rơ le xe bị lỗi 

Khi bơm nhiên liệu (bơm xăng hay còn gọi là bơm cao áp) hoặc rơ le xe bị hỏng, lỗi, nhiên liệu trong bình sẽ không được phun hoặc tuy có được phun nhưng với mức lưu lượng không đủ để quá trình cháy nổ có thể được diễn ra. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng khi đề xe ô tô rất khó nổ hoặc không nổ được.

Bugi hoặc bô bin đánh lửa của xe bị trục trặc

Để giúp cho quá trình đốt nhiên liệu diễn ra ở bên trong xilanh động cơ cần phải đủ có 3 yếu tố: nhiên liệu, khí và nhiệt. Nếu trong trường hợp bô bin đánh lửa ô tô hoặc bugi xe ô tô bị hỏng hóc, trục trặc thì buồng đốt sẽ không phát ra được tia lửa điện hoặc là tia lửa điện bị yếu khiến cho hỗn hợp không khí và nhiên liệu bên trong sẽ không được đốt cháy đúng quy trình hoặc cũng có thể bị đốt cháy chậm. Đây chính là một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến cho xe oto khó đề nổ hoặc không nổ máy.

xe ô tô khó nổ
Xe ô tô khó nổ vì nhiều lý do

Hệ thống chống trộm hoặc khóa xe bị hỏng, lỗi

Đại đa số các mẫu xe ô tô hiện tại ngày nay được trang bị khá nhiều công nghệ chống trộm có thể kể đến như hệ thống mã hóa khóa động cơ, hệ thống báo động… Dù rất hiếm khi xảy ra lỗi nhưng cũng có đã có trường hợp hệ thống chống trộm của xe bị lỗi làm ô tô không thể đề máy được. Bên cạnh đó với những chiếc xe ô tô sử dụng loại chìa khóa thông minh và được khởi động bằng một nút bấm, thì nếu như chìa khóa xe ô tô bị hỏng hóc, trục trặc hay hết pin thì xe cũng không nổ máy được.

Những cách tránh lỗi xe không nổ hoặc khó nổ

Để phòng tránh việc xe ô tô đề không nổ hoặc xe khó nổ máy thì bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau:

  • Khi tài xế tắt động cơ xe ô tô hãy nhớ tắt tất cả những thiết bị điện trong xe, kể cả đèn xe
  • Thay bình ắc quy ô tô sau khi xe đi được mỗi 100.000 km hoặc sau 4 năm sử dụng liên tục
  • Kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ bugi xe ô tô định kỳ sau mỗi 20.000 km sử dụng, thay mới bộ phận bugi sau mỗi lần đi được 40.000 – 100.000 km
  • Kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ kim phun nhiên liệu ô tô định kỳ sau mỗi xe đi được 20.000 km
  • Kiểm tra bộ phận rơ le, bơm nhiên liệu… định kỳ sau mỗi lần xe đi được 20.000 km

Trên đây là những nguyên nhân khiến cho xe ô tô của khó nổ, không đề nổ và biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất. Bảo dưỡng thường xuyên là cách để xe ô tô có thể hoạt động vận hành tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *