Nguyên nhân ô tô giật khi đạp ga và cách xử lý

Ô tô giật khi đạp ga không phải là hiện tượng hiếm gặp, báo hiệu rằng động cơ của xe đang gặp trục trặc, có vấn đề. Vấn đề này sẽ làm cho quá trình đốt cháy nhiên liệu sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Chủ xe nên tìm hiểu và khắc phục lỗi ô tô bị giật sớm, không nên để lâu sẽ làm động cơ hỏng nặng hơn.

Bugi bị hỏng 

Bugi hỏng có thể gây nên rất nhiều vấn đề rắc rối về hiệu suất động cơ, bao gồm hiện tượng xe bị rung giật khi đạp ga. Bugi sau một thời gian sử dụng sẽ bị mòn các điện cực, chảy các điện cực, muội than, chất bẩn bám dính trên những điện cực. 

Điều đó sẽ làm cho khe hở giữa những điện cực sẽ dần dần bị rộng ra, khiến cho tia đánh lửa bị yếu, khiến cho quá trình thực hiện việc đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí dần bị suy giảm. Công suất động cơ xe ô tô sẽ bị giảm sút. Ngoài ra động cơ cũng sẽ bị rung giật trong quá trình vận hành, hoạt động.

Ngoài ra, vấn đề trục trặc cũng có thể là do các dây cao áp hoặc là bộ chia điện bị hỏng. Bạn sẽ cần phải thay mới bugi cũng như các bộ phận khác của hệ thống đánh lửa để khắc phục hiện tượng rung giật cũng như giảm công suất đáng kể. Nếu bạn đang cần thay bugi hãy tham khảo ngay dòng sản phẩm của Priauto. Thương hiệu nội địa Trung này mang đến cho khách hàng sự tin tưởng bởi chất lượng tốt, giá cả hợp lý.

Lọc gió bám bụi

Lọc gió của động cơ xe nếu bị bám nhiều cặn bẩn, muội than thì sẽ bị tắc nghẽn dẫn đến không khí đi vào khoang máy không được đều. Điều này dẫn đến quá trình vận hành của động cơ chưa được nhuần nhuyễn và xảy ra tình trạng giật cục mạnh. Kinh nghiệm của các chuyên gia là chủ xe hãy thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh bộ phận này. Nếu lọc gió đã quá cũ thì nên xem xét thay mới.

Lọc gió HTAUTO
Lọc gió bám bụi sẽ khiến ô tô giật khi đạp ga

Lỗi do van thông khí hộp trục khuỷu PCV

Van PCV có nhiệm vụ là đưa không khí còn sót lại ở trong hộp trục khuỷu vào trong đường ống nạp để có thể đốt cháy lại. Qua một thời gian hoạt động thì bộ phận này rất dễ bị tắc nghẽn hoặc là bị trục trặc, hư hỏng và khiến cho động cơ của xe ô tô mất lửa, làm tiêu hao, giảm sút dầu nhớt hoặc dẫn đến khó khởi động.

Cảm biến vị trí bướm ga TPS bi trục trặc khiến ô tô giật khi đạp ga

Bộ phận cảm biến này có vai trò là gửi đi tín hiệu về góc mở của bướm ga đến bộ phận ECU dưới dạng thông tin tín hiệu điện áp. Nếu như những biến trở này bị hỏng, tình trạng ngắn mạch xảy ra thì ECU sẽ điều khiển để phun thêm nhiều nhiên liệu hơn vào trong buồng đốt. Điều này khiến ô tô giật khi đạp ga.

Còn nếu như mạch điện của cảm biến đã bị hở thì nhiên liệu xăng xe sẽ được phun ít lại cùng với đó là những vấn đề khác đã xảy ra khi động cơ xe chạy không tải như: chết máy, rung giật, không khởi động được, khó khởi động.

Tỷ lệ không khí ở trong buồng đốt 

Trong quá trình động cơ xe ô tô vận hành, sự chênh lệch giữa áp suất ở bên trong và ở bên ngoài buồng đốt nhiên liệu sẽ kéo không khí bay vào buồng, làm cho chúng có thể dễ dàng đi vào thông qua những khe hở ở trên hệ thống đường ống. Từ đó làm cho lượng khí cấp cho buồng đốt trở nên rất khó kiểm soát, hệ thống ECU lúc này sẽ không thể làm việc ổn định như bình thường vì thế kim phun cũng sẽ hoạt động bất thường. 

Nhiên liệu lúc này sẽ chỉ cung cấp vừa đủ nhưng tạo ra lượng khí quá nhiều, quá trình đốt cháy nhiên liệu của xe sẽ không đảm bảo. Điều này sẽ tạo nên hiện tượng xe bị giật cục mạnh vô cùng khó chịu mỗi khi xe tăng tốc.

Trong buồng đốt, mọi quy trình đốt cháy nhiên liệu động cơ được diễn ra và nguyên nhân của hiện tượng xe ô tô bị rung lắc cũng đến từ nguyên nhân nay. Tỉ lệ xăng – không khí lý tưởng nhất phải đạt được là 1:14. Tuy nhiên nếu tỉ lệ trên không đảm bảo đúng như tiêu chuẩn nhà sản xuất khuyến cáo (như quá cao hoặc quá thấp) thì quá trình đốt cháy động cơ sẽ khó có thể đảm bảo. Thậm chí lượng không khí quá lớn thì nhiên liệu cũng sẽ không thể đốt cháy được. Tất nhiên, điều này sẽ dẫn đến việc xe ô tô giật cục rất mạnh khi đạp ga.

 Cảm biến khối lượng không khí nạp MAF bị bám bẩn

Cảm biến MAF thiết kế nằm ở trên đường ống nạp, chính vì vậy rất dễ bị bám nhiều tạp chất, bụi bẩn và khiến cho tín hiệu của thiết bị cảm biến khi gửi về bộ xử lý trung tâm không chính xác, bị sai lệch. Khi đó, bộ phận động cơ sẽ có rất biểu hiện cho thấy chúng đang bị trục trặc như: giảm công suất, hiện tượng ô tô giật khi đạp ga nếu tài xế chạy xe cầm chừng và có thể bị chết máy bất ngờ khi đang tăng tốc. Chủ xe có thể tự mình giám sát, kiểm tra cảm biến bằng đồng hồ VOM để biết được hoạt động vận hành của thiết bị cảm biến có thực sự chính xác hay không.

Trên đây là những nguyên nhân ô tô giật khi đạp ga và cách xử lý chúng một cách đơn giản nhất. Bạn hãy lưu ý vấn đề này để có thể sửa chữa bảo dưỡng xe một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *