Hướng dẫn cách kiểm tra bugi ô tô có bị hỏng, trục trặc hay không?

Bugi ô tô là một bộ phận rất quan trọng, có thể làm ảnh hưởng rất lớn hoạt động vận hành của động cơ xe hơi. Để đảm bảo xe chạy ổn định, động cơ bền lâu, chủ xe cần kiểm tra bugi thường xuyên, có phương án thay thiết bị mới khi cần. Vậy bao lâu bạn cần thay bugi?

Cách kiểm tra bugi có bị hỏng hay không?

Để kiểm tra xem bugi có bị trục trặc hỏng hóc hay không thì chủ xe cần tháo bugi ra, sử dụng khăn mềm vệ sinh ở quanh chân bugi. Bạn nên lưu ý vệ sinh những chất cặn bẩn tích tụ ở trong bugi, rồi sau đó ngâm đầu chấu vào trong xăng. Chú ý là không được làm trầy xước, sứt hoặc làm vỡ lớp sứ cách điện bugi.

Tài xế có thể quan sát màu sắc, kích cỡ cũng như khoảng cách của khe hở bugi để biết chính xác tình trạng của nó. Nếu bugi gặp phải những vấn đề sau thì có nghĩa là bugi bị hỏng và cần phải được kịp thời thay mới ngay 

Bugi có khoảng cách khe hở quá lớn

Nếu khe hở của bugi quá lớn thì cũng đồng nghĩa với việc bugi đã bị mòn đi khá nhiều. Khoảng cách khe hở của bugi thường chỉ nên dao động trong khoảng 7-12mm. Nếu khoảng hở lớn hơn 12mm thì bugi đang gặp vấn đề trục trặc và cần phải được thay mới ngay. 

Cực âm của bugi bị mòn 

Nếu các góc của thiết bị bugi bo tròn thì điều này cũng chứng tỏ là cực âm của thiết bị đã bị mòn. Chủ xe cần phải lưu ý phải thay mới bugi. Bởi bugi ban đầu sẽ có thiết kế đầu cực âm vuông, và có thiết kế những góc nhọn để dễ dàng đánh lửa. Cực âm càng bị mòn nhiều thì khả năng đánh lửa của bugi cũng sẽ càng lúc càng trở nên kém hiệu quả hơn, động cơ xe ô tô sẽ không thể khởi động được. 

Vỏ sứ của bugi bị vỡ

Vỏ sứ của bugi bị vỡ sẽ khiến cho thiết bị không được bảo vệ, từ đó sẽ rất dễ bị rò rỉ điện. Thông thường lớp vỏ bugi vỡ là do chúng bị lắp sai cách, khiến lực tác động mạnh từ bên ngoài sẽ khiến chúng bị vỡ.

Bugi ô tô
Bugi ô tô vỡ lớp sứ sẽ làm ảnh hưởng đến động cơ

Bugi bị rỉ sét 

Bugi rỉ sét có thể đến từ nguyên nhân là do không được vệ sinh sạch sẽ. Lâu ngày thiết bị sẽ bị đóng cặn bẩn lại. Những vết rỉ này sẽ khiến cho bugi xe bị mất đi khả năng đánh lửa hoặc cũng có thể bị chậm, đồng thời cũng làm giảm thiểu công suất động cơ

Bugi xe ô tô bị chảy cực trung tâm

Đầu cực tâm của bugi xe hơi bị tình trạng chảy một phần hoặc bị chảy toàn bộ thì có thể là do bugi xe hơi đã bị tình trạng quá nhiệt. Mức khoảng nhiệt không phù hợp trong khi bugi đánh lửa bởi chất cháy đã bị đóng cặn ở trong buồng đốt, chất lượng của nhiên liệu xe không được tốt,… Bugi bị chảy đầu cực sẽ khiến cho quy trình đánh lửa trở nên kém hiệu quả, đồng thời làm giảm thiểu mức công suất hoạt động. Bên cạnh đó, bạn sẽ cần phải lưu ý kiểm tra thật kỹ tình trạng của động cơ xe ô tô, tỷ lệ nhiên liệu, phụ kiện và thay thiết bị bugi mới để đảm bảo cho xe hơi trở nên bền bỉ hơn. 

Bugi xe bị chảy cả 2 cực

Bugi xe ô tô bị chảy ở cả 2 cực và bị bám nhiều những chất cặn bẩn ở trong bugi thường là do bị tình trạng quá nhiệt. Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu thường đến từ việc sử dụng những loại xăng kém chất lượng, buồng đốt bị đóng quá nhiều cặn chất cháy,….

Bao nhiêu km thì nên thay bugi xe ô tô?

Theo các chuyên gia xe hơi, chủ xe cần lưu ý hãy thay bugi xe ô tô sau khi đã di chuyển được quãng đường 60.000 km hoặc trên 100.000 km. Bạn nên làm sạch bugi định kỳ sau mỗi lần xe đi được 20.000 km. Tùy thuộc vào từng loại thiết bị bugi đánh lửa, mức độ xe hoạt động và điều kiện môi trường, bảo dưỡng sử dụng xe thì thời gian thay thiết bị khác nhau. Hơn nữa, chủ xe chỉ được gõ bẹt chấu bugi ở gần cực giữa khi mà cực này bị trục trặc, hỏng hóc, ăn mòn và khi chưa tìm được thiết bị bugi phù hợp và muốn khắc phục tạm thời bởi đây không phải là biện pháp lâu dài.

Chủ xe cần mang xe đi kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa sau mỗi lần đi được 20.000km để biết thời điểm nào nên thay mới bugi. Việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của bugi cũng như những bộ phận khác của xe, vừa giúp cho động cơ xe có thể hoạt động ổn định. Bởi khi biết tình trạng của bugi xe ô tô, bạn sẽ có thể đánh giá được chi tiết tình trạng hoạt động của xe. 

Trên đây là cách kiểm tra bugi ô tô có bị hỏng, trục trặc không. Bạn hãy kiểm tra tình trạng của bugi xe thường xuyên để biết chúng có bị hỏng không để kịp thời sửa chữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *