Cấu tạo hệ thống phanh ABS và nguyên lý hoạt động

Hệ thống phanh ABS là một trong những bộ phận có vai trò đảm bảo sự an toàn cho xe ô tô, giúp cho người lái xe giảm tốc độ khi di chuyển trên đường. Tuy nhiên không nhiều người am hiểu về hệ thống ABS, cũng như quy luật hoạt động của hệ thống này.

Phanh ABS là gì?

Phanh ABS có tên tiếng Anh là Anti-Lock Brake System. Đây là một trong những thiết bị an toàn có vai trò quan trọng bậc nhất của mọi chiếc xe ô tô. Cơ cấu của phanh điều khiển điện tử có tác dụng là ngăn ngừa việc bó, hãm cứng bánh xe ô tô khi tài xế bắt buộc giảm tốc độ khẩn cấp khi di chuyển. 

Nếu không có hệ thống phanh ABS thì khi đột ngột giảm tốc rất dễ xảy ra hiện tượng văng trượt và mất kiểm soát lái, từ đó dẫn đến những tai nạn vô cùng đáng tiếc. Phanh xe ô tô ABS hoạt động dựa trên nguyên lý tự động, chỉ cần người lái xe đạp phanh một cách nhanh gọn, dứt khoát thì hệ thống phanh ABS sẽ tự động nhấp nhả phanh xe liên tục để dừng xe ô tô.

Cấu tạo của hệ thống phanh ABS

Hệ thống phanh ABS được thiết kế cấu tạo bởi 4 bộ phận khác nhau đó là: cảm biến tốc độ, bộ chấp hành ABS, cảm biến giảm tốc và cuối cùng là hộp điều khiển ABS. Mỗi bộ phận thiết kế khác nhau sẽ đảm nhận một vài trò chức năng riêng, cụ thể như sau:

Cảm biến tốc độ

Cảm biến tốc độ bao gồm có các chi tiết là nam châm vĩnh cửu, lõi từ và cuộn dây. Mỗi chiếc xe ô tô khác nhau sẽ được thiết kế lắp đặt một loại cảm biến tốc độ khác nhau. Cảm biến tốc độ hoạt động dựa trên nguyên lý khi xe ô tô chuyển động thì các bánh xe sẽ dẫn động roto quay, từ đó sinh ra một dòng điện áp xoay chiều có mức tần số tỉ lệ thuận với tốc độ vòng quay của rôto. Điện áp AC này sẽ báo cho hệ thống phanh ABS ECU biết được chính xác tốc độ của bánh xe.

Cảm biến giảm tốc

Cảm biến giảm tốc hiện nay trên thị trường có 2 loại đó là cảm biến giảm tốc đặt dọc và một loại cảm biến giảm tốc đặt nằm ngang. Loại cảm biến này có tác dụng là giúp cho hệ thống phanh xe ABS có thể dễ dàng đo đạc trực tiếp quá trình giảm tốc của bánh xe ô tô để từ đó có thể điều chỉnh được mức áp suất dầu phanh một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác nhất.

Bộ chấp hành ABS

Bộ chấp hành ABS bao gồm có các bộ phận như sau: Các van điện từ, bơm dầu, motor điện dẫn động bơm dầu và bình tích áp. Bộ chấp hành có nhiệm vụ là cung cấp mức áp suất cho xylanh phanh bánh xe theo như sự điều khiển của hệ thống phanh xe ABS ECU

Hộp điều khiển ABS

Hộp điều khiển ABS có chức năng rất quan trọng trong hệ thống phanh xe ABS. Giúp nhận biết một cách nhanh chóng các thông tin về tốc độ góc của các bánh xe ô tô và đồng thời cũng cung cấp tín hiệu điều khiển đến với bộ chấp hành thủy lực.

Phân loại hệ thống phanh ABS

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại hệ thống phanh xe ABS khác nhau, mỗi loại sẽ tương ứng và phù hợp với một loại hệ thống xe sử dụng. Dựa vào số lượng kênh và số lượng của cảm biến vận tốc chúng ta có thể dễ dàng phân loại phanh ABS ra làm thành 2 loại chính, đó là:

  • Loại 1 bao gồm có 4 kênh và đi kèm với 4 cảm biến vận tốc: Đây là hệ thống phanh xe được khai thác, sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất hiện nay. Mỗi bánh xe đều được kiểm soát chặt chẽ bởi 1 bộ phận cảm biến tốc độ và áp lực của má phanh xe lên từng chiếc bánh xe cũng có thể dễ dàng được điều chỉnh một cách độc lập thông qua từng van được đặt ở mỗi bánh.
  • Loại 2 bao gồm có 3 kênh và đi kèm với 3 cảm biến vận tốc: Đây là loại phanh kém phổ biến và ít được ứng dụng hơn. Chủ yếu sử dụng cho các loại xe ô tô bán tải. Hệ thống phanh loại 2 có tác dụng là kiểm soát lực tốt trên 2 bánh trước của xe
Hệ thống phanh ABS
Hệ thống phanh ABS có 2 loại khác nhau

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh xe ABS 

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh xe ABS tương đối đơn giản, được dựa trên bộ phận cảm biến tốc độ của từng bánh xe. Ban đầu xe sẽ nhận thông tin từ cảm biến để biết chính xác được tình trạng tốc độ của bánh xe đang di chuyển trên đường như thế nào, sau đó hộp điều khiển ABS sẽ tiếp nhận toàn bộ thông tin nhận được và phát hiện nhanh chóng, kịp thời hiện tượng bó cứng khi xe ô tô phanh gấp để từ đó kích hoạt hệ thống chống lệch tay lái, trơn trượt ra khỏi mặt đường. Giúp xe có thể chạy chậm lại và dừng hẳn. Hệ thống làm việc an toàn nhanh chóng mang lại sự an tâm cho tài xế và những người ngồi trên xe.

Trên đây là thông tin về cấu tạo phanh ABS và nguyên lý hoạt động của thiết bị như thế nào. Hệ thống này cần được bảo trì bảo dưỡng, chăm sóc thường xuyên để tránh tình trạng hỏng hóc trục trặc bất ngờ, gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng và lái xe ô tô.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *