Bao lâu phải thay bộ phận lọc xăng ô tô một lần?

Lọc xăng xe ô tô đóng vai trò giúp xe chạy êm ái và có tuổi thọ dài hơn. Khi thấy xe xuất hiện một số dấu hiệu như có nhiều tiếng ồn lạ, xe hao xăng hơn bình thường, ống xả phát ra tia lửa và có khí thải nhiều,…thì tài xế nên kiểm tra lại bộ phận lọc xăng.

Bao lâu cần phải thay lọc xăng xe ô tô?

Lọc xăng ô tô có nhiệm vụ là lọc sạch các cặn gỉ, bụi bẩn cùng tạp chất nên sau một thời gian dài sử dụng chúng sẽ bị bám bẩn. Vấn đề này sẽ làm cản trở nguồn nhiên liệu, khiến cho quá trình lọc xăng sẽ diễn ra chậm hơn. Nếu bám bẩn quá nhiều lọc xăng có thể sẽ bị tắc nghẽn và làm cho nhiên liệu không thể chảy vào động cơ một cách trơn tru hoặc cung cấp không đủ cho động cơ. 

Điều này sẽ có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đốt cháy hỗn hợp giữa nhiên liệu và khí ở bên trong bộ phận động cơ xe. Điều này dẫn đến xe ô tô xuất hiện những hiện tượng như là động cơ xe ô tô bị rung yếu, xe ô tô bị giật khi lên ga, xe khó nổ. Thậm chí nếu nghiêm trọng hơn xe ô tô sẽ bị chết máy ngay khi đi trên đường

Vì thế việc chăm sóc, vệ sinh bộ phận lọc xăng ô tô định kỳ, thường xuyên là điều hết sức cần thiết. Thời gian các chuyên gia khuyến cáo thay lọc xăng xe ô tô định kỳ là sau khi xe đi được mỗi 40.000 km. Hoặc bạn cũng nên thay lọc xăng sau thời gian 2 năm sử dụng, vận hành xe.

Lọc xăng ô tô
Lọc xăng ô tô cần thay định kỳ

Những dấu hiệu cần thay mới lọc xăng xe ô tô

Lọc xăng ô tô sẽ cần phải thay mới ngay nếu như bạn nhận thấy những dấu hiệu sau đây:

Máy xe có tiếng gõ

Lọc xăng xe ô tô nếu như bị nghẹt sẽ làm cho lượng nhiên liệu xăng bơm vào buồng đốt không đáp ứng đầy đủ. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng làm giảm áp suất từ bộ phận buồng đốt. Đối với trường hợp này, máy xe sẽ thường nghe thấy có những tiếng gõ hay phát ra một loạt các tiếng kêu lạ.

Máy yếu, rung, bị tình trạng khó nổ hoặc không thể nổ

Một trong những dấu hiệu quen thuộc, thường gặp nhất khi bộ phận lọc xăng ô tô bị tắc nghẽn, bị nghẹt chính là máy sẽ bị yếu hơn so với lúc bình thường. Gầm máy xe ô tô bị rung mạnh mẽ và có dấu hiệu là bị gằn máy khi tài xế đề nổ máy xe ở trong chế độ không tải. Nghiêm trọng hơn là xe ô tô có thể gặp phải  những lỗi hỏng trục trặc hơn như đề khó nổ hay thậm chí là không đề nổ. Xe sẽ bị giật mạnh khi tài xế muốn lên ga hoặc xe ô tô đang chạy trên đường bỗng nhiên bị chết máy…

Do lọc xăng xe tắc nghẽn, bám bẩn quá nhiều, bị nghẹt nên xăng xe rất khó để có thể bơm vào bộ phận buồng đốt xy lanh động cơ xe đủ lượng cần thiết và chính xác. Điều này sẽ gây ra tình trạng là hỗn hợp không khí và nhiên liệu sẽ bị đốt cháy sớm, hoặc bị cháy quá muộn, nhiên liệu cháy không hết, hiện tượng bỏ máy… làm ảnh hưởng rất lớn đến công suất của động cơ xe.

Ống xả phát ra tia lửa và khí thải quá nhiều

Lọc xăng xe ô tô nếu bị bẩn, không được chăm sóc định kỳ thì có thể gây ra hiện tượng nổ bên ngoài. Nghĩa là ống xả phát ra những tia lửa điện, khí thải phát ra nhiều hơn so với mức bình thường và sẽ có màu sắc lạ. Nguyên nhân chính đến từ việc là nhiên liệu sẽ không được đốt cháy một cách hoàn toàn trong bộ phận xilanh của động cơ xe. Nên khí thải thoát ra từ đường ống xả sẽ bị đốt cháy và từ đó làm phát ra rất nhiều các tia lửa. Dấu hiệu nhận biết tình trạng, hiện tượng này là xe ô tô bị thoát ra rất nhiều khói đen.

Xe bị tiêu hao nhiều xăng hơn

Tắc nghẽn ở bộ phận lọc xăng khiến cho nhiên liệu sẽ bị cháy sớm hoặc cháy quá muộn sẽ dẫn đến tình trạng đốt cháy nhiên liệu không hết. Do đó xe ô tô sẽ thường phải tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn so với mức bình thường. 

Hướng dẫn cách thay bộ phận lọc xăng xe ô tô tại nhà 

Bước 1: Tắt động cơ xe.

Bước 2: Thực hiện giảm áp lực hệ thống xăng xe với các bước như sau:

Nếu xe còn xăng thì hãy khởi động xe để xe chạy chế độ không tải đến khi hết xăng và tắt máy.

Mở nắp bình xăng lỏng.

Tháo dỡ bộ phận cầu chì bơm xăng và thực hiện bơm tiếp vận.

Tiếp tục tiến hành việc khởi động xe ô tô trong khoảng thời gian 2 giây để có thể đảm bảo mức áp suất nhiên liệu đã giảm.

Bước 3: Ngắt kết nối bình ắc quy với lọc xăng bằng kìm.

Bước 4: Tìm vị trí lọc xăng và tiến hành việc ngắt sự kết nối đường truyền của nhiên liệu khỏi lọc xăng.

Bước 5: Tháo bu lông ở bộ phận bọc lọc xăng, sau đó hãy tiếp tục tháo lọc xăng.

Bước 6: Lắp lọc xăng mới vào rồi hãy lắp lại những bu lông.

Bước 7: Kết nối lại bộ phận đường ống dẫn nhiên liệu và đóng cầu chì bơm xăng lại.

Bước 8: Kết nối trở lại bình ắc quy.

Bước 9: Đổ xăng xe vào, tiến hành khởi động động cơ và đừng quên kiểm tra thật kỹ tình trạng rò rỉ. Lưu ý sau khi thay mới bộ phận lọc xăng xe ô tô cần có thời gian để nhiên liệu xăng xe đi qua thiết bị lọc xăng mới. Rồi sau đó đi qua hệ thống bơm xăng và tiếp tục đi vào bên trong buồng đốt động cơ. Do đó, động cơ thường sẽ bị khởi động chậm hơn so với lúc bình thường.

Bước 10: Kiểm tra tình trạng rò rỉ, xem tín hiệu từ đèn Check Engine. Nếu đèn đột nhiên bật sáng thì hãy thử kiểm tra lại tình trạng áp suất nhiên liệu.

Bước 11: Mở máy, sau đó tiến hành chạy thử xe.

Thay bộ phận lọc xăng ô tô định kỳ giúp bộ lọc hoạt động tốt hơn, động cơ sẽ bền hơn. Nếu không thể tự thay lọc xăng hãy đến với các gara ô tô uy tín

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *