Ô tô dần trở thành một trong những loại phương tiện di chuyển phổ biến ở Việt Nam, mang lại sự thuận tiện cho người dùng. Tuy nhiên, khí thải ô tô lại là nguyên nhân hàng đầu trọng việc gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là tại tại những thành phố lớn.
Khí thải ô tô ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường như thế nào?
Khí thải ô tô là các loại khí phát ra từ một chiếc xe ô tô như khí xả, khí lọt và khí nhiên liệu bay hơi. Ngoài ra, trong khí thải cũng chứa nhiều chất độc hại như HC, Nox, CO,…không những gây tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng sức khỏe con người. Bên cạnh những chất khí thải độc hại, thì đối với dòng động cơ diesel thì còn có cả những hạt cacbon siêu mịn, khi người dùng vô tình hít phải sẽ thấm sâu vào phổi, gây ra các bệnh về hô hấp.
Trong chất HC thường có chứa thành phần benzen gây ra sự cản trở trong quá trình sản xuất máu và còn là nguyên nhân gây ra chứng bệnh thiếu máu. Ngoài ra, benzen còn được các bác sĩ chẩn đoán là nguyên nhân gây ung thư và bạch cầu.
Một số các loại khí trong hỗn hợp Hydrocarbons khi kết hợp với NOx sẽ tạo ra khí ozone, có thể gây ra một số căn bệnh về phổi, đường hô hấp,… Hỗn hợp khí NOx thường sẽ gây ra một số những vấn đề tác hại rất xấu đến sức khỏe của con người. Khí thải xe ô tô rất nguy hiểm đối với người có tiền sử bị bệnh hô hấp.
Những biện pháp giúp giảm lượng khí thải xe ô tô
Để giảm khí thải ô tô, bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản như sau:
Tắt động cơ xe khi đỗ, dừng xe
Việc để cho động cơ xe ô tô vẫn hoạt động trong lúc dừng đỗ xe sẽ gây hao tốn nhiên liệu. Hành động này còn góp phần xả ra một lượng lớn khí thải vào bầu không khí. Vậy nên khi dừng đỗ xe, chủ xe tốt nhất là nên tắt hẳn động cơ để hạn chế tối thiểu lượng khí thải thoát ra ngoài. Bạn nên nhớ dừng xe khi tắc đường, xe không thể di chuyển trong thời gian khá dài. Nếu dừng xe trên 10 phút hãy tắt động cơ ngay.
Vệ sinh, bảo dưỡng và thay bộ phận lọc gió động cơ định kỳ
Sau một thời gian dài sử dụng, lọc gió động cơ xe ô tô sẽ bị bám rất nhiều bụi bẩn. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn. Vì vậy, chủ xe cần vệ sinh và thay lọc gió động cơ định kỳ. Hành động này sẽ cải thiện được hiệu suất vận hành cũng như giảm bớt tối đa lượng khí thải độc hại ra môi trường.
Kiểm tra tình trạng áp suất lốp thường xuyên
Áp suất lốp thấp hơn so với quy định sẽ tạo ra lực cản lăn rất lớn, khiến cho động cơ đốt cháy nhiên liệu kém hiệu quả hơn. Điều này cũng sẽ khiến cho lượng khí thải ra môi trường cũng sẽ lớn hơn. Chính vì thế, chủ xe nên kiểm tra mức áp suất lốp xe ô tô ít nhất là 2 tuần 1 lần. Hãy chắc chắn rằng áp suất lốp xe ô tô luôn được duy trì giữ ở mức ổn định.
Giảm lượng khí thải ô tô bằng cách không chở quá tải
Khi xe ô tô chở quá nhiều đồ thì động cơ xe cũng phải làm việc vất vả hơn và làm tiêu hao một lượng lớn nhiên liệu. Vì vậy, chủ xe nên cân nhắc bỏ bớt các vật dụng không cần thiết để xe đảm bảo vận hành ổn định và hiệu quả nhất. Hãy sử dụng xe chở đúng tải trọng quy định bởi điều này còn giúp giảm áp lực lốp xe.
Sử dụng dầu nhớt chất lượng và thay dầu định kỳ
Dầu nhớt xe ô tô sau một thời gian sử dụng sẽ bị biến chất. Dầu cũ sẽ lắng đọng nhiều cặn bẩn, tích tụ nhiều carbon trong động cơ xe ô tô, tạo ra nhiều khói bụi và khí thải. Để bảo vệ tốt nhất cho động cơ xe ô tô và đồng thời giảm khí thải độc hại ra môi trường tối ưu nhất, thì chủ xe hãy thay nhớt định kỳ. Bên cạnh đó, chủ xe cũng nên lưu ý lựa chọn và sử dụng các dòng sản phẩm dầu nhớt chất lượng cao đến từ các thương hiệu lớn, có uy tín.
Lựa chọn sử dụng những dòng xe tiết kiệm nhiên liệu
Nếu như bạn đang suy nghĩ, cân nhắc đến việc mua một chiếc xe ô tô mới, hãy chọn các dòng xe tiết kiệm nhiên liệu, tạo ra lượng khí thải độc hại thấp. Nếu có thể, bạn nên lựa chọn sử dụng một chiếc xe điện hay xe hybrid. Các dòng xe này thân thiện với môi trường và không có mùi hôi khó chịu.
Thay bộ lọc nhiên liệu
Bộ lọc nhiên liệu có nhiệm vụ làm sạch lượng xăng dầu cần thiết để đảm bảo cung cấp năng lượng cho động cơ ô tô. Bộ lọc nhiên liệu bị tắc nghẽn, bám quá nhiều bụi bẩn sẽ mất đi khả năng làm sạch nhiên liệu khi đi qua bộ phận động cơ. Điều này sẽ làm cho động cơ phải đốt nhiều nhiên liệu hơn, tăng phát thải.
Trên đây là những phương pháp giúp giảm thiểu tối đa lượng khí thải ô tô một cách hiệu quả. Các tài xế có thể tham khảo những cách này để giúp bảo vệ môi trường đồng thời đảm bảo sức khỏe cho mình.