Nắp capo xe ô tô là một bộ phận ngoại thất quan trọng, có vai trò là bảo vệ và đảm bảo được sự an toàn của hệ thống động cơ. Trong các tình huống sự cố khẩn cấp, tài xế cần phải biết cách xử lý, đóng mở nắp capo để kiểm tra và khắc phục sự cố một cách hiệu quả nhất
Nắp capo ô tô là gì?
Nắp capo hay còn được gọi là mui xe ô tô. Đây là bộ phận quan trọng của phần ngoại thất xe ô tô, có chi tiết bản lề nằm ở trên khoang động cơ và được đặt ở phía trước của xe ô tô. Hầu hết các bộ phận nắp capo xe hiện nay thường được làm từ chất liệu thép hoặc chất liệu nhôm. Đặc biệt, đối với những mẫu siêu xe thể thao sở hữu hiệu năng cao, thì phần nắp capo xe ôt ô có thể được sản xuất, chế tạo từ những loại vật liệu cao cấp hơn như là sợi thủy tinh, sợi các bon…
Nhiệm vụ, vai trò chính của nắp capo xe ô tô đó là giúp bảo vệ tối đa khoang động cơ cũng như giúp cho các bộ phận khác được kết nối một cách an toàn hơn. Nắp capo dễ dàng tùy ý đóng mở, nhằm phục vụ cho mục đích kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng xe một cách tiện lợi nhất. Đây là một trong các bộ phận hữu ích, không thể thiếu trong hệ thống thân vỏ xe.
Những trường hợp nắp capo bị trục trặc và cách xử lý
Nắp capo xe ô tô bị hỏng hóc, kẹt là tình trạng khá thường gặp vì sau khi trải qua thời gian dài sử dụng, bộ phận này có thể bị bào mòn, hoen gỉ và hư hại. Mỗi trường hợp sẽ có các cách khác nhau để xử lý hiệu quả nhất, cụ thể:
Nắp capo xe bị kẹt
Nếu nắp capo xe bị kẹt và dù đã gạt cần trong xe mà vẫn không thể mở ra được thì hãy cố gắng tác động thêm lên phần nắp xe. Bạn có thể ấn mạnh 2 tay của mình với một lực vừa phải tác động trực tiếp lên nắp capo. Nếu đang đi trên đường cùng một người khác, hãy nhờ người đó ngồi trong xe và nắm vào cần gạt ở vị trí mở bởi vì bụi bẩn, gỉ sét bị nằm kẹt ở bên trong chốt mở có thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Nếu dù đã cố gắng mà bạn vẫn không thể mở được bộ phận cốp xe ô tô, hãy thử khởi động lại xe ô tô và thử làm nóng cho động cơ, đôi khi do điều kiện thời tiết lạnh giá có thể khiến cho hơi nước bám tích tụ ở vị trí mở và từ đó sẽ làm kẹt nắp capo xe.
Chốt mở nắp capo đã bị hỏng hoặc có thể đã bị đứt cáp
Vấn đề này có thể xảy ra là bởi dây cáp nối từ vị trí khóa capo đến phần chốt chính đã bị kéo giãn hoặc đã bị đứt. Đối với trường hợp này, chủ xe có thể thực hiện cách tương tự như khi nắp bị kẹt. Tuy nhiên, nếu đã cố gắng dùng lực, và có sự trợ giúp từ người khác nhưng vẫn không mở được nắp thì hãy tìm sợi dây cáp được nối với bộ phận cần gạt nằm trong cabin để kéo ra hoặc chui xuống dưới gầm xe để có thể mở chốt hãm nằm ở bên dưới thì bạn mới có thể mở nắp capo xe ô tô ra được.
Chốt capo phụ của xe bị hỏng và bị kẹt ở vị trí đóng
Nắp capo xe của bạn nếu đột ngột bị kẹt thì có thể là do chốt capo phụ của bạn đã bị trục trặc, hoặc hỏng hóc. Đối với trường hợp này, tài xế có thể nhẹ nhàng kéo từ từ cho chốt phụ đi vào đúng với vị trí mở hoặc cũng có thể sử dụng một vật dụng nào đó có đầu nhọn như tua vít, que để cạy mở chốt ra, sau đó sẽ đóng nắp capo lại như bình thường.
Lưu ý khi đóng mở nắp capo ô tô
Nếu không muốn nắp capo xe ô tô bị kẹt thì bạn hãy tham khảo những lưu ý quan trọng dưới đây:
- Sử dụng thanh chống mỗi khi mở nắp capo và muốn kiểm tra bất cứ một bộ phận nào trong động cơ xe ô tô.
- Phải kiểm tra thật kỹ càng, cẩn thận và chắc chắn là đã đóng thật chặt nắp capo xe sau khi đã mở ra. Khi đóng nắp capo xe ô tô, cần phải chắc chắn là không có bất cứ vật gì có thể bị kẹp giữa bởi capo. Không nên để cho nắp capo xe ô tô bị hở, mở to trong quá trình xe đang vận hành, di chuyển.Điều này có thể gây ra tình huống nguy hiểm cho người lái do bị khuất tầm nhìn hoặc hỏng hóc, hư hại.
- Do nắp capo xe có kích thước khá lớn nên khi cần mở ra hãy lựa chọn dừng đổ xe tại khu vực trống, ít người qua lại để tránh thương tích, hoặc sự cố va chạm không mong muốn cho người chủ xe lẫn người đi đường.
Nhìn chung, đối với mỗi loại xe ô tô khác nhau sẽ có những bộ phận, chi tiết khác nhau và cũng có những cách xử lý riêng về nắp capo xe. Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề trục trặc, hỏng hóc về bộ phận này hay động cơ của xe mà không thể tự mình khắc phục, xử lý được, hãy mang xe của bạn đến với các xưởng sửa chữa gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ sửa chữa.