Trợ lực lái ô tô là bộ phận đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống lái ô tô. Nếu bộ phận trợ lực lái gặp vấn đề trục trặc thì sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến việc điều khiển của vô lăng xe, khiến cho xe có nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng.
Trợ lực lái ô tô là gì
Trợ lực tay lái ô tô là một hệ thống có nhiệm vụ là bổ sung thêm áp lực cần thiết, giúp cho việc đánh lái vô lăng xe ô tô trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn. Vô lăng xe ô tô vốn có trọng lượng rất nặng, để điều khiển được thì tài xế cần sử dụng một lực rất lớn. Tuy nhiên, nhờ có hệ thống trợ lực tay lái mà người lái xe sẽ không cần phải dùng đến quá nhiều sức lực.
Những loại trợ lực lái phổ biến của xe ô tô
Hai loại trợ lực lái phổ biến nhất gồm
Trợ lực tay lái thủy lực ô tô (trợ lực dầu)
Trợ lực lái thuỷ lực hay trợ lực dầu là dòng trợ lực lái sử dụng áp suất dầu để hỗ trợ cho công việc đánh vô lăng. Cấu tạo của dòng sản phẩm trợ lái thủy lực gồm có: bình dầu, bơm trợ lực, pít tông gắn vào thanh răng, van phân phối. Nguyên lý hoạt động của dòng trợ lực lái thủy lực là: Động cơ sẽ dẫn truyền lực đến bơm trợ lực qua dây đai. Khi tài xế đánh lái vô lăng xe ô tô, van phân phối sẽ đưa dung dịch dầu đi qua đường cấp dầu cao áp đi vào pít tông xe ô tô. Sự chênh lệch giữa áp suất dầu ở 2 đầu pít tông sẽ tạo nên một lực đẩy mạnh mẽ, từ đó hỗ trợ đẩy thanh răng xoay theo hướng mà tài xế điều khiển ô tô.
Trợ lực tay lái điện
Trợ lực tay lái điện là dòng trợ lực lái sử dụng mô tơ điện để đánh vô lăng. Cấu tạo trợ lực tay lái điện bao gồm: cảm biến được đặt ở trục lái và bộ phận mô tơ điện. Ưu điểm của trợ lực này cảm giác đánh lại rất nhẹ nhàng và trọng lượng rất nhẹ.
Những lỗi thường gặp đối với trợ lực lái
Một số lỗi thường gặp nhất với trợ lực lái ô tô:
Trợ lực lái thiếu dầu
Thiếu dầu trợ lực lái là một trong các vấn đề rất dễ gặp phải đối với những chiếc xe ô tô ít được chăm sóc và bảo dưỡng. Để bộ phận bơm trợ lực có thể hoạt động vận hành ổn định thì cần đến dầu để dẫn vào bộ phận pít tông. Nếu xe ô tô bị thiếu hụt dầu trợ lực lái thì khi thực hiện đánh vô lăng xe ô tô sẽ có cảm giác không mượt mà, tay lái xe bị nặng, thậm chí là liên tục phát ra những tiếng kêu lạ.
Để kiểm tra xem bộ phận trợ lực lái có bị thiếu hụt dầu hay không thì bạn chỉ cần thử kiểm tra mức dầu còn trong bình chứa. Nếu dầu xe bị xuống thấp xuống dưới mức đảm bảo cần thiết thì chủ xe ô tô cần phải tiến hành thay dầu trợ lực lái càng nhanh càng tốt để có thể đảm bảo hệ thống trợ lực lái có thể hoạt động ổn định, dễ dàng và trơn tru.
Dây curoa bơm trợ lực lái bị trục trặc, hỏng hóc
Đây là một lỗi phổ biến, khá thường gặp ở hệ thống trợ lực lái thuỷ lực. Dây curoa bơm trợ lực kết nối với trục bơm trợ lực, làm công việc truyền công suất từ động cơ đến bộ phận bơm trợ lực. Nếu dây curoa xe bị hao mòn hay vấn đề hỏng hóc, trục trặc sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động vận hành của hệ thống trợ lực lái.
Để biết dây curoa có bị trục trặc, hỏng hóc, lỗi hay không cần phải kiểm tra tình trạng dây curoa bơm trợ lực. Nếu thấy trên mặt dây curoa có nhiều vết rạn nứt thì điều đó có nghĩa là dây curoa đã bị mòn và cần phải tiến hành thay dây mới. Còn nếu dây curoa chỉ bị trượt trên puly thì chủ xe sẽ chỉ cần phải thực hiện căng lại dây đai. Khi dây curoa bơm trợ lực lái bị trượt thường sẽ xuất hiện những tiếng rít rất lớn, vô lăng xe ô tô bị nặng do tốc độ hoạt động của bộ phận bơm quay yếu.
Hỏng bơm trợ lực
Bơm trợ lực có nhiệm vụ cung cấp đủ mức áp lực dầu cần thiết đến với hệ thống trợ lực lái thuỷ lực để có thể hoạt động tốt nhất. Vì thế, bộ phận bơm trợ lực có vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ thống trợ lực lái xe thuỷ lực. Nếu bơm trợ lực bị trục trặc, hỏng hóc thì sẽ không thể cung cấp đủ mức áp lực dầu cần thiết để cho hệ thống hoạt động được bình thường.
Van phân phối dầu đã bị hỏng hóc, trục trặc
Van phân phối dầu đã bị trục trặc, hỏng hóc cũng là một trong những vấn đề thường gặp nhất của bộ phận trợ lực lái dầu. Để kiểm tra tình trạng van phân phối dầu có đảm bảo hoạt động hiệu quả, bình thường hay không có thể dùng cách là đánh hết tay lái sang phải rồi sau đó tiếp tục đánh lái sang bên trái. Khi kiểm tra trợ lực lái theo cách này, lốp xe sẽ phải có mức áp suất đúng theo quy định khuyến cáo của đơn vị sản xuất.
Trên đây là lỗi phổ biến, thường gặp nhất trên trợ lực lái ô tô mà chủ xe cần quan tâm để có thể sửa chữa kịp thời. Điều này giúp xe có thể vận hành ổn định nhất.