Kiểm tra hệ thống phanh xe ô tô thường xuyên là điều hết sức cần thiết để tài xế có thể đảm bảo được sự an toàn trong những chuyến hành trình. Ngoài việc mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng định kỳ, bạn cũng có thể tự thực hiện các quy trình kiểm tra cơ bản, đơn giản.
Kiểm tra dầu phanh
Dầu phanh có tác dụng là giúp bôi trơn cho động cơ xe, giúp cho phanh xe hoạt động ổn định, hiệu quả hơn. Khi xảy ra trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm thì phanh xe sẽ nhạy hơn. Chính vì thế, chủ xe cần phải thường xuyên theo dõi tình trạng dầu phanh. Theo các chuyên gia về xe, thì định kỳ 1 – 2 tháng, chủ xe cần phải kiểm tra tình trạng của dầu phanh một lần để biết rõ hơn về tình trạng hệ thống phanh.
Nếu mức dầu phanh bị xuống thấp hơn so với quy định thì cần bổ sung dầu ngay lập tức.Trong trường hợp là dầu phanh bị rò rỉ thường xuyên ra bên ngoài hoặc rò trong các đường ống dẫn dẫu thì việc mà bạn cần phải làm là đem xe đến các đại lý uy tín để kịp thời kiểm tra và bảo dưỡng. Ngoài việc kiểm tra dầu phanh, chủ xe cũng hãy nhớ kiểm tra màu dầu phanh. Nếu màu dầu đã bị biến đổi, không giống với màu gốc thì cũng nên thay dầu phanh và bảo dưỡng ngay.
Kiểm tra tình trạng của đèn báo hiệu ABS
Đèn báo ABS là một dấu hiệu giúp chủ xe dễ dàng nhận biết được hệ thống dầu phanh đang gặp vấn đề. Ngay khi chủ xe khởi động xe nếu như đèn báo hệ thống chống bó cứng phanh ABS sẽ ngay lập tức sáng lên. Nếu như đèn ABS chỉ sáng lên vài giây rồi sau đó lại vụt tắt ngay thì nghĩa là hệ thống phanh của xe vẫn hoạt động bình thường.
Hệ thống đã hoàn tất mọi việc kiểm tra và không xảy ra bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, đối với trường hợp đèn ABS chỉ nhấp nháy, hoặc là sáng lên liên tục mà không thấy dấu hiệu tắt thì nghĩa là xe đã có vấn đề. Bạn cần phải mang xe đến cơ sở bảo dưỡng để kiểm tra kỹ lưỡng, đảm bảo cho những chuyến hành trình an toàn.
Kiểm tra má phanh xe ô tô
Má phanh ô tô là một trong các bộ phận vô cùng quan trọng trong việc thực hiện điều chỉnh giảm tốc độ xe, giúp đảm bảo sự an toàn cao hơn đối với những người đang ngồi ở trên xe. Việc má phanh xe bị hỏng hóc, hoặc mòn quá sâu sẽ dẫn đến việc làm giảm tốc độ khi di chuyển hoặc trong lúc dừng xe.
Tuy vào cách lái xe của tài xế mà bộ phận má phanh sẽ có độ bền và tuổi thọ khác nhau. Má phanh xe khi bị mòn quá nhiều cũng sẽ làm cho đĩa phanh xe bị mòn theo. Điều này có thể gây nguy hiểm rất lớn cho chủ xe trong khi đi lại, di chuyển. Chủ xe hãy lưu ý tuyệt đối không nên lái xe khi mà má phanh quá mòn.
Nghe tiếng của phanh xe
Nghe tiếng phanh xe cũng là một cách hiệu quả để kiểm tra tình trạng phanh. Nếu như phanh phát ra tiếng kêu cót két, hoặc là có sự ma sát va chạm vào nhau thì nghĩa là dầu phanh cạn kiệt. Bạn cần phải nhanh chóng bổ sung thêm dầu phanh để xe không còn tiếng rít khó chịu. Xe sẽ vận hành êm ái, nhẹ nhàng hơn, tạo cảm giác thoải mái cho tài xế.
Kiểm tra tình trạng đĩa phanh
Má phanh khi bị hỏng hóc sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng của đĩa phanh. Dưới sự tác động trực tiếp của của má phanh cũng như các chất bẩn, bụi bùn đất đá từ bên ngoài sẽ khiến cho đĩa phanh xe bị hao mòn, thậm chí là còn có thể gây nên hiện tượng đĩa phanh xe bị hỏng, cong vênh. Trong trường hợp là đĩa phanh sẽ đã bị quá trầy xước và hao mòn thì chủ xe cần phải tiến hành thay mới ngày.
Những hỏng hóc thường gặp nhất của hệ thống phanh xe ô tô
Trong quá trình kiểm tra hệ thống phanh bạn có thể sẽ gặp phải các vấn đề trục trặc dưới đây mà bạn cần lưu ý để sửa chữa:
- Bàn đạp phanh thấp: Khi xe bị kẹt thanh điều chỉnh guốc phanh ở bộ phận những bánh sau xe hoặc là guốc phanh bị điều chỉnh sai. Điều này có thể sẽ dẫn đến sự cố là bàn đạp phanh thấp
- Rung bàn đạp nhanh: Trong quá trình điều khiển xe nếu như bàn đạp phanh xảy ra hiện tượng bị rung lắc mạnh thì có thể là vì má phanh và đĩa phanh đã bị ăn mòn không đều.
- Hành trình Pedal phanh lớn: Nguyên nhân có thể là trong hệ thống phanh có chứa quá nhiều không khí hoặc do má phanh bị ăn mòn. Dấu hiệu nhận ra lỗi này là phanh xe không ăn phải đạp nhiều lần.
- Khi phanh thì xe bị lao về một bên: Điều này có thể là do phanh xe của bánh một bên ăn hơn so với bên còn lại. Độ cao guốc phanh 2 bánh xe trước bị chỉnh không cân nhau.
Trên đây là những quy trình để kiểm tra hệ thống phanh xe ô tô mà các chủ xe cần biết để có thể chủ động bảo dưỡng xe hiệu quả hơn. Không nên để xảy ra lỗi ở hệ thống phanh xe mới kiểm tra vì điều này là rất nguy hiểm cho tài xế và người ngồi trên xe.