Ô tô mất phanh là tình huống vô cùng nguy hiểm mà không tài xế nào muốn xảy ra khi lái xe. Bên cạnh việc biết cách xử lý tình huống này như thế nào an toàn nhất thì chủ xe cũng còn biết nguyên nhân vì sao ô tô bị mất phanh để phòng ngừa, ngăn chặn.
Nguyên nhân ô tô mất phanh
Để tránh rơi vào tình huống nguy hiểm ô tô bị mất phanh gây ra những tai nạn kinh hoàng, lái xe ô tô cần phải tìm hiểu về những nguyên nhân có thể khiến cho ô tô mất phanh. Từ đó để có biện pháp phòng tránh hợp lý và thao tác đúng kỹ thuật trong khi sử dụng vận hành xe.
Mất áp suất dầu phanh
Một trong những lý do dẫn đến mất phanh đó là mất áp suất dầu phanh. Phanh ô tô hoạt động dựa trên áp suất thủy lực ở bên trong của hệ thống động cơ. Nếu có xảy ra sự cố rò rỉ dầu phanh trong đường ống dẫn dầu phanh hay xi lanh thì hệ thống phanh cũng sẽ không có đủ áp lực để giảm vận tốc. Hậu quả là phanh chậm, quãng đường phanh dài hoặc thậm chí có thể là mất phanh. Thông thường nếu mất áp suất dầu phanh, đèn báo lỗi phanh sẽ được bật sáng để kịp thời cảnh báo người lái.
Rò rỉ dầu phanh
Một nguyên nhân khác có thể khiến cho ô tô bị mất phanh là rò rỉ dầu phanh hoặc đã lâu phanh không được tiếp thêm dầu. Để kiểm tra xem xe ô tô mất phanh có đến từ nguyên nhân rò rỉ dầu hay không thì lái xe, người lái cần phải kiểm tra thật kỹ bình chứa dầu phanh.
Nếu như mức dầu quá thấp có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng rò rỉ dầu vô cùng nghiêm trọng. Lúc này, người lái cần phải tiến hành rà soát lại toàn bộ hệ thống phanh để tìm nơi bị rò rỉ để kịp thời xử lý.
Có không khí lọt vào bên trong hệ thống phanh
Nếu lái xe đạp phanh nhưng phanh yếu, không hoạt động thì có thể là do có không khí lọt vào trong hệ thống phanh. Không khí lọt vào bên trong đường ống dẫn dầu phanh dẫn tới tình trạng tắc nghẽn ở đường ống, khiến xe không thể tạo ra đủ áp suất để cho hệ thống phanh đảm bảo hoạt động. Cách xử lý nhanh nhất trong trường hợp này đó là xả gió cho hệ thống phanh để từ đó có thể loại bỏ được hết các bọt khí.
Hướng dẫn xử lý nhanh khi xe ô tô mất phanh
Khi ô tô bị mất phanh, lái xe không nên hoảng loạn mà cần thực hiện các bước như sau:
Giữ bình tĩnh
Khi xe đột ngột mất phanh, trước hết tài xế giữ bình tĩnh. Sự hoảng loạn, luống cuống sẽ chỉ khiến cho lái xe không thể xử lý sự cố và gây ra tai nạn nghiêm trọng. Hãy tìm hướng đánh lái xe vào khu vực vắng vẻ.
Tuyệt đối không tắt máy
Lái xe không được tắt máy xe bởi điều đó đồng nghĩa với việc tắt trợ lực vô lăng. Lúc này, người lái sẽ không thể điều khiển được xe trong khi đang vận hành di chuyển ở tốc độ cao dẫn đến tình trạng mất kiểm soát. Xe lúc này sẽ bị chạy tự do theo quán tính chuyển động, tiềm ẩn rủi ro gây ra tai nạn rất lớn
Hãy thử phanh khẩn cấp
Nếu ô tô được trang bị một hệ thống phanh khẩn cấp, lái xe hãy sử dụng thiết bị này để xử lý trường hợp ô tô mất phanh. Lưu ý tài xế cần phải kéo phanh khẩn cấp từ từ, nhẹ nhàng, nhưng đủ lực. Việc thực hiện kéo phanh khẩn cấp quá mạnh, quá nhanh có thể dẫn đến tình trạng khóa bánh, gây nên hiện tượng trơn trượt và mất lái.
Đạp phanh liên tục để xử lý nhanh ô tô mất phanh
Dù ô tô mất phanh, lái xe vẫn nên cố thử đạp chân phanh liên tục vì rất có thể xe mất phanh do bị mất áp suất dầu phanh tạm thời. Đạp phanh nhanh liên tục có thể giúp xe dần dần lấy lại được áp suất dầu phanh.
Ngoài ra, nếu như tài xế đạp phanh mà bàn đạp cứng, không thể đạp hết hoặc không thể đạp sâu thì nguyên nhân có thể là do vật cản như vỏ hộp, chai nước, đồ ăn rơi vào phần bàn đạp, hoặc là bị vướng mắc trên thảm sàn. Nếu là tình huống này, tài xế chỉ cần đá vật cản ra và xe sẽ trở lại trạng thái bình thường.
Trong trường hợp mất phanh, tài xế vẫn nên thử đạp chân phanh nhiều lần để có thể cảm nhận được áp suất bởi nếu như ống dẫn bị nghẽn tắc, việc đạp phanh nhiều lần sẽ giúp cho phanh nhanh chóng phục hồi hoặc có thể giúp hỗ trợ kích hoạt hệ thống ABS chống bó cứng cho phanh.
Khi lái xe đạp phanh có cảm giác mềm và bàn đạp phanh xe bị thấp thì nguyên nhân có thể là do bắt nguồn từ sự cố đường ống dẫn dầu. Trong tình huống này, bạn cần đạp phanh nhiều lần để xử lý sự cố.
Sử dụng phanh tay
Ngoài phanh chân, thì xe ô tô còn được trang bị thêm một hệ thống phanh khác đó chính là phanh tay. Phanh tay được thiết kế để có thể sử dụng khi xe ô tô dừng hẳn, nhưng trong những trường hợp đặc biệt khẩn cấp thì vẫn có thể sử dụng phanh tay để tạo ra lực hãm dừng xe lại.
Trên đây là những nguyên nhân ô tô bị mất phanh và cách xử lý vấn đề hiệu quả nhất. Hãy thường xuyên bảo dưỡng xe để kịp thời phát hiện sự cố tiềm ẩn rủi ro.