Hướng dẫn cách điều chỉnh âm thanh còi điện xe ô tô

Có nhiều người không thể phân biệt sự khác nhau giữa còi điện xe ô tô và còi hơi, đặc biệt là không nắm rõ quy định thông tin âm lượng của còi điện là bao nhiêu. Bạn cần biết cách điều chỉnh âm thanh còi khi lái xe tránh làm người đi đường giật mình nguy hiểm.

Còi điện xe ô tô là gì?

Còi điện xe ô tô là một loại thiết bị được sử dụng để phát lên tín hiệu cảnh báo cho xe khi tham gia giao thông. Loại còi này thường được lắp đặt cho những dòng xe ô tô có trọng tải nhỏ như xe ô tô con, xe tải cỡ trung, xe bán tải. Trung bình mỗi một chiếc xe ô tô sẽ thường được lắp từ 2 – 3 chiếc còi điện. Đảm bảo tín hiệu âm thanh phát ra đạt hiệu quả cao nhất.

Cấu tạo của còi điện ô tô cơ bản có các bộ phận như sau: 

  • Vỏ còi
  • Nam châm điện
  • Đĩa rung
  • Tiếp điểm
  • Tụ điện
  • Màng rung
  • Tấm thép từ
  • Trụ điều khiển
  • Cơ cấu điều chỉnh tín hiệu âm thanh

Cơ chế hoạt động của còi điện lắp ở trên xe ô tô sẽ như sau: 

  • Mạch còi điện bao gồm có còi điển, rơ le còi, bộ phận ắc quy, khóa điện của còi và nút để bấm còi. 
  • Khi bật khóa điện lên và ấn vào nút bấm còi, thì rơ le còi sẽ đóng lại tiếp điểm A của rơ le để từ đó đưa điện vào còi để cho còi hoạt động, từ đó phát ra tín hiệu âm thanh. 
  • Khi người tài xế ngừng bấm nút còi, tiếp điểm của rơ le sẽ mở mắt mạch điện và sẽ làm cho còi không còn kêu nữa. 

Cách điều chỉnh âm thanh còi điện xe ô tô

Còi ô tô có nhiệm vụ cảnh báo những phương tiện khác cùng tham gia giao thông, tránh sự va chạm hoặc tình huống khác trong khi di chuyển. Tuy nhiên, trong thực tế là còi xe ô tô bị khá nhiều người lái xe lạm dụng sử dụng không đúng quy định, tình huống. Chính vì thế, khi lái xe cần lưu ý chỉ bấm còi khi cần thiết. Ngoài ra, để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến các loại phương tiện tham gia giao thông khác thì bạn có thể linh hoạt điều chỉnh còi xe với độ âm thanh to hoặc nhỏ sao cho phù hợp.

Còi điện xe ô tô PRIAUTO
Còi điện xe ô tô cần điều chỉnh mức âm thanh sao cho phù hợp

Âm thanh của còi sẽ phụ thuộc vào yếu tố là tần số dao động và biên độ dao động của màng còi. Chính vì thế khi khoảng cách khe hở giữa hai tiếp điểm có sự thay đổi khi mà tiếp điểm mở ra sẽ làm biến đổi rất lớn tần số đóng mở của tiếp điểm và cũng làm thay đổi biên độ dao động của màng còi. 

Thêm vào đó, sức tăng bật của bộ phận lò xo lá và khe hở nằm ở giữa lõi thép và khung thép cũng từ đó gây nên sự ảnh hưởng đối với khả năng đóng mở của tiếp điểm. Do đó khi tài xế muốn thay đổi âm thanh lớn hơn hay nhỏ đi của còi ô tô thì chỉ cần thực hiện việc điều chỉnh cho bộ phận ốc điều chỉnh để từ đó làm thay đổi biên độ và tần số dao động còi. Ngoài ra thì bạn cũng có thể điều chỉnh về yếu tố sức căng của lò xo lá và khe hở ở phần giữa lõi thép và phần khung thép của còi.

Quy định đăng kiểm độ còi điện xe ô tô cần nắm

Chủ xe nếu có ý định độ còi điện xe ô tô cần phải nắm một số những quy định bắt buộc dưới đây để tránh gặp phải những rắc rối khi tham gia giao thông:

  • Âm lượng của còi xe phải nằm ở trong ngưỡng trung bình là 90dB(A) – 115dB(A). Âm lượng còi xe nếu như nhỏ hơn so với mức 90dB hoặc lớn hơn 115dB thì đều đánh giá không đạt. 
  • Âm thanh còi xe điện ô tô phát ra phải ổn định, liên tục. Nếu trường hợp còi bị hỏng, nếu như âm thanh không đều thì cần phải tiến thành khắc phục, xử lý ngay.
  • Thông thường, khi kiểm tra âm thanh của còi xe ô tô nhỏ hay to vượt quá mức cho phép thì sẽ thực hiện bằng cách là đặt một chiếc micro ở trước đầu xe khoảng cách là 2m, chiều cao khoảng cách 1,2m so với mặt đất, đặt ở giữa và sau đó hướng về phía đầu xe. Sau đó bạn hãy nhờ một ai đó bấm còi và ghi lại âm thanh xem có nằm ở trong mức được cho phép hay không.

Mức phạt khi xe lắp còi ưu tiên ô tô

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định xe ô tô không được quyền ưu tiên nếu sử dụng, lắp đặt các loại thiết bị phát ra tín hiệu của xe ô tô được quyền ưu tiên thì sẽ bị phạt hành chính từ 04 triệu đến 06 triệu đồng. Bên cạnh đó, chủ phương tiện còn có thể bị áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 02 tháng đến 04 tháng nếu như gây ra tai nạn, gây ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông khác trên đường.

Nếu còi điện xe ô tô bị hỏng thì chủ xe cần phải thay mới ngay để đảm bảo không gặp phải tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại còi điện xe ô tô khác nhau. Ngoài các sản phẩm đã quá quen thuộc đến từ Bosch, Denso, một dòng sản phẩm uy tín mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam là còi Priauto cũng là một lựa chọn mới mẻ và phù hợp với đông đảo khách hàng.Đây là sản phẩm nội địa trung vốn đã nổi tiếng ở xứ tỷ dân nhiều năm nay vì chất lượng tốt và giá cả hợp lý. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *