Cầu chì xe ô tô có nhiệm vụ là ngắt mạch điện khi mà dòng điện chạy ở bên trong hệ thống điện ô tô quá lớn. Tuy nhiên, nếu như cầu chì bị cháy, trục trặc hỏng hóc hay bị thối do lâu ngày xe không vận hành thì làm thế nào để kiểm tra và thay mới.
Cấu tạo của cầu chì xe hơi
Mỗi loại cầu chì xe ô tô khác nhau sẽ có cấu tạo đặc trưng khác biệt. Tuy nhiên, nhìn chung, cầu chì xe hơi sẽ thường có 3 phần chính như sau: Đế cầu chì, dây chày và vỏ cầu chì. Cụ thể như sau:
- Đế cầu chì: Phần này thường được làm bằng chất liệu kim loại.
- Vỏ cầu chì: Có thể được làm bằng chất liệu gốm, nhựa, sứ hoặc là chất liệu thủy tinh. Đối với những dòng thiết bị cầu chì có dòng định mức lớn, vỏ cầu chỉ sẽ được thiết kế bằng một lớp chất nhồi ở bên trong vỏ để có thể hạn chế tối đa hồ quang.
- Dây chảy: Đây là bộ phận quan trọng nhất của thiết bị cầu chì, đảm nhận vai trò ngắt mạch khi xe đột ngột xảy ra sự cố quá tải điện. Bộ phận này thường được sản xuất từ thiếc, chì, đồng, thau bạc hoặc chất liệu nikel.
Nguyên lý hoạt động của cầu chì ô tô
Cầu chì hoạt động dựa vào đặc tính Ampe – giây, đây là sự phụ thuộc của thời gian chảy đứt với mức dòng điện chạy qua. Khi cường độ dòng điện đột ngột tăng cao trong hệ thống điện của xe, dây cầu chì sẽ có khả năng là tự động chảy hoặc là uốn cong để từ đó tách ra khỏi bộ phận mạch điện. Dòng điện chạy ở trong hệ thống điện nếu càng lớn thì tốc độ mạch ngắt sẽ càng trở nên nhanh hơn.
Cách kiểm tra cầu chì nhanh và đơn giản nhất
Cách 1: Tài xế tháo rời từng cầu chì ra và sau đó kiểm tra nhanh bằng cách quan sát kỹ bên ngoài. Cách này đòi hỏi tài xế phải trình độ và có kiến thức hiểu biết nhất định về xe
Cách 2: Sử dụng thiết bị hỗ trợ để kiểm tra và quan sát thật kỹ tín hiệu đèn báo. Phương pháp này rất hiệu quả và tương đối đơn giản, thực hiện dễ dàng. Bạn chuẩn bị dụng cụ kiểm tra chuyên dụng được gọi là đèn kiểm tra mạch điện. Bật khóa xe ô tô sang vị trí “ON” nhưng không khởi động máy xe.
Đưa đầu dò của đèn kiểm tra mạch những vị trí như là chân nối cầu trì với bộ phận bảng mạch điện, mặt tựa của những bộ phận bu lông nối. Sau đó, nhẹ nhàng đưa đầu dò đi vào kiểm tra những vị trí nằm ở hai bên đỉnh của cầu chì.
Nếu đèn kiểm tra bật sáng ở cả hai vị trí nói trên thì điều này đồng nghĩa với việc cầu chì vẫn hoạt động tốt và làm việc ổn định. Còn nếu như ở một trong hai vị trí trên, đèn không bật sáng lên thì cầu chì đó đã bị cháy. Bạn sẽ cần phải nhanh chóng thay mới ngay. Hãy lượt kiểm tra lại toàn bộ các thiết bị cầu chì còn lại, nếu như không thay mới được ngay thì hãy đánh dấu lại.
Các bước thay cầu chì chủ xe có thể tham khảo
Bước 1 : Chủ xe hãy tìm kiếm hộp cầu chì. Thường hộp cầu chì sẽ nằm ở dưới bảng điều khiển ở phía bên trái của tài xế
Bước 2: Mở nắp hộp, tìm những cầu chì bị cháy nằm ở đâu
Bước 3: Nhẹ nhàng tháo, gắp cầu chì bị hỏng ra khỏi bộ phận bảng điều khiển cầu chì bằng một cây kẹp nhíp chuyên dụng. Nếu trường hợp xe của bạn đã bị mất chiếc kẹp đi kèm này thì có thể sử dụng một chiếc kìm nhỏ thay thế có mũi dài và đầu nhọn
Bước 4: Kiểm tra thật kỹ càng con số nằm ở bên dưới hoặc ở bên cạnh của cầu chì bị hỏng bởi vì những con số này sẽ cho bạn biết chính xác cường độ dòng điện tối đa là bao nhiêu.
Bước 5: Mua loại cầu chì có cùng mức cường độ dòng điện và sử dụng một ngón tay ấn vào nó vào đúng vị trí khe cắm ở trong hộp.
Nếu cầu chì xe ô tô bị ngắt liên tục thì nghĩa là chúng đang gặp vấn đề rắc rối về điện và lúc này tài xế sẽ cần phải mang xe đến các gara, chuyên gia để có thể kiểm tra.
Cầu chì là một bộ phận quan trọng của xe ô tô, có ảnh hưởng đến quá trình vận động của xe. Nếu cầu chì bị cháy, hỏng thì bạn nên mang xe đi sửa để được kiểm tra và thay thế thiết bị mới. Không nên để cầu chì bị cháy hoặc hỏng quá lâu. Sẽ khiến xe bị chết máy bất cứ lúc nào.