Mỗi một chi tiết, bộ phận ô tô đều có thời gian sử dụng, tuổi thọ khác nhau. Một số các bộ phận có thể sử dụng trong thời gian lên đến 10 năm nhưng bên cạnh đó cũng có một số chi tiết, bộ phận chỉ vọn vẻn sử dụng trong khoảng 4 – 5 tháng. Do đó, các chủ xe cần phải ghi nhớ rõ mốc thời gian của từng loại bộ phận để có thể kịp thời bảo dưỡng và thay mới kịp thời, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối khi sử dụng xe.
Tuổi thọ của các bộ phận ô tô quan trọng nhất
Trên hệ thống xe bao gồm có nhiều bộ phận, chi tiết được lắp ráp kết hợp thành một chiếc xe ô tô hoàn hảo. Mỗi một phận sẽ đóng một vai trò, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động, vận hành của xe. Chính vì thế, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra tình hình các bộ phận trong xe để đảm bảo chúng không có vấn đề trục trặc, hỏng hóc nào. Dưới đây là bảng chi tiết tuổi thọ của một số bộ phận quan trọng mà chủ xe cần nắm rõ:
Lọc dầu ( 3 – 6 tháng)
Lọc dầu là một bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng có vai trò lọc sạch tất cả những rác thải, cặn bã còn tồn dư của dầu trước khi dầu đi vào bên trong hệ thống máy. Theo kinh nghiệm bảo dưỡng, chăm sóc xe ô tô, thì thời gian để lọc dầu sẽ là trong khoảng từ 3 – 6 tháng hoặc sau khi xe ô tô đã di chuyển được trung bình 5.000 – 8.000 km.
Cây gạt mưa
Cần gạt nước lắp đặt ở vị trí đằng trước cửa kính xe ô tô. Chúng có công dụng là loại bỏ đi những vết nước, lá cây, bụi bẩn đọng lại ở trên thành kính. Đây là bộ phận được lắp ở bên ngoài xe vậy nên cần gạt mưa sẽ phải chịu rất nhiều sự tác động nặng nề của môi trường bên ngoài như là ánh sáng mặt trời, thời tiết mưa gió, nhiệt độ quá lạnh…Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì 2 năm sẽ là khoảng thời gian mà cần gạt mưa sẽ hoạt động hiệu quả nhất, sau thời gian này lớp cao su của cần gạt sẽ bắt đầu có dấu hiệu bị bong tróc, rạn nứt, chai cứng. Lúc này bạn sẽ cần phải thay mới chiếc gạt mưa khác để tránh chúng làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển khi đi trong trời mưa.
Má phanh
Má phanh xe ô tô sẽ bị xuống cấp, ăn mòn sau khi sử dụng trong khoảng thời gian 3 – 5 năm hoặc sau khi chủ xe ô tô đã đi được quãng đường khoảng từ 50.000 – 120.000 km. Dấu hiệu để chủ xe có thể nhận biết được vấn đề má phanh xuống cấp là tiếng cọt kẹt, ồn ào xuất hiện ở cơ cấu phanh khi mà tần số xe thay đổi theo tốc độ của xe.
Bình ắc quy của xe ô tô
Tuổi thọ trung bình của bộ phận bình ắc quy xe ô tô sẽ là khoảng từ 4 – 5 năm. Sau khoảng thời gian nói trên, chủ xe cần phải tiến hành thay thế một chiếc bình ắc quy mới để đảm bảo xe ô tô luôn có đủ điện năng để vận hành, hoạt động. Ắc quy chết máy sẽ vấn đề trục trặc mà không một chủ xe nào muốn.
Lốp xe ô tô
Theo lời khuyên của các những người có kinh nghiệm về xe ô tô thì tài xế không nên sử dụng một chiếc lốp xe quá thời gian 6 năm. Cụ thể, đối với những dòng xe ô tô thường phải đi lại, di chuyển nhiều thì nên tiến hành thay một chiếc lốp mới sau khi di chuyển được 19.000 – 24.000 km và 10.000 km đối với xe ô tô ít khi di chuyển.
Bơm nhiên liệu
Bơm nhiên liệu của xe ô tô thường sẽ có tuổi thọ khá cao, ít bị tác động bên ngoài nên rất hiếm khi bị trục trặc, hỏng hóc. Thời gian thích hợp nhất để chủ xe có thể thay thế một chiếc bơm nhiên liệu đó là sau thời gian từ 6 – 8 năm.
Cảm biến xe ô tô
Thời gian thay thế một bộ cảm biến xe ô tô mới là trong khoảng từ 8 – 10 năm. Cụ thể, đối với những loại cảm biến động cơ sẽ trên 250.000 km, cảm biến oxy là 160.000 km.
Những lưu ý khi sử dụng xe ô tô để nâng cao tuổi thọ các bộ phận xe
Tuổi thọ các bộ phận của xe bên cạnh phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh thì còn bị ảnh hưởng bởi cách sử dụng của chủ xe. Để các bộ phận ô tô có thể kéo dài sử dụng bạn hãy lưu ý một vài vấn đề như sau:
- Hạn chế đi vào những khu vực đường đi quá xấu, gập ghềnh hoặc giảm tốc khi đi xe vào những đoạn đường xấu
- Kiểm tra hệ thống đèn xe 6 tháng/lần
- Bảo trì phanh xe sau mỗi lần xe di chuyển được 200.000 km
- Kiểm tra bộ phận lọc gió, động cơ định kỳ 1 năm 1 lần
- Mang xe đi bảo dưỡng toàn diện đúng thời gian định kỳ mà nhà sản xuất khuyến cáo
Mỗi bộ phận ô tô sẽ có tuổi thọ trung bình khác nhau tuy nhiên chủ xe hãy kiểm tra, bảo dưỡng, xe thường xuyên. Không nên để tới khi xe hỏng hóc, xuống cấp nghiêm trọng mới sửa chữa sẽ khiến cho chiếc xe bị chết máy, dừng xe giữa chừng. Chính vì thế, chủ xe cần lưu ý đến các vấn đề xuống cấp, các dấu hiệu hỏng hóc để có thể thay mới sửa chữa, bảo dưỡng các bộ phận hỏng kịp thời. Nếu thay phụ tùng cũng hãy đến những địa chỉ uy tín.