Trong quá trình vận hành xe ô tô, có rất nhiều sự cố tiềm ẩn đến từ hệ thống phanh. Điều này có thể gây ra nguy hiểm cho những người ngồi trên xe. Một trong những sự cố liên quan đến phanh xe phổ biến nhất mà là việc bị xe ô tô nhao lái khi phanh gấp. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này xảy ra là do đâu?
Cùm phanh xe bị kẹt
Thông thường, khi xe ô tô của bạn bị nhao lái sang bên trái hoặc bên tay phải thì có thể là cùm phanh của xe đang bị vấn đề trục trặc. Hầu hết các trường hợp cùm phanh bị kẹt cứng sẽ dẫn đến việc chiếc xe không nhận được đúng tín hiệu lệnh. Hoặc xe sẽ hiểu nhầm lệnh thành phanh gấp khiến cho xe nhao lái sang bên trái hoặc sang bên phải. Việc mà bạn cần phải làm là kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay thế cùm phanh mới. Vấn đề sẽ được giải quyết một cách dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng.
Dây phanh xe ô tô bị đứt ngầm khiến xe ô tô nhao lái
Một nguyên nhân khác khiến cho ô tô bị nhao lái khi chạy xe là ống dây dẫn dầu phanh bị nứt hoặc bị vỡ, gãy gập. Khi quan sát bên ngoài, bạn có thể thấy xe vẫn hết sức bình thường. Nhưng thực tế, bên trong dây phanh đã bị gãy và đứt ngầm. Lái xe có thể kiểm tra cụ thể tình hình bằng cách đạp phanh trong quá trình di chuyển để xem xe có còn bị mất lái, nhao lái khi đi hay không.
Thông thường, trong trường hợp xe xuất hiện hiện tượng gãy ngầm, thì xe sẽ chỉ có thể kéo phanh trong khoảng vài giây sau đó sẽ lại hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên, cũng có trường hợp là dầu phanh đang được dẫn vào trong cùm phanh, nhưng lại không được bơm ngược quay trở lại. Điều này khiến cho cùm phanh vẫn sẽ tiếp tục nhận được lực kéo dẫn đến tình trạng xe ô tô bị kẹt phanh.
Má phanh xe bị mòn không đều
Thông thường khi tài xế phanh xe, hai má phanh ở bên trái và bên phải của sẽ sẽ phải có tỷ lệ ăn mòn là tương đương nhau. Thế nhưng trong trường hợp má phanh xe ô tô của bạn bị ăn mòn không đều, thì má phanh xe ở một bên sẽ bị trình trạng giữ ở trên bề mặt đĩa phanh trở nên lâu hơn. Điều đó khiến cho chiếc xe ô tô sẽ bị nhao về một bên khi tài xế phanh xe.
Hệ thống treo của xe bị lỗi
Hệ thống treo của xe có vai trò là cân bằng sự ổn định xe khi bạn phanh hoặc là vào cua. Trong trường hợp cao su giảm chấn phía dưới xảy ra lỗi, nó sẽ cho phép bộ phận tay đòn điều khiển nằm ở góc đó tự do di chuyển. Điều này sẽ dẫn đến việc xe ô tô khi di chuyển sẽ bị kéo sang bên trái hoặc bên tay phải tùy thuộc vào việc miếng cao su giảm chấn của xe nằm ở bên nào.
Áp suất của lốp xe không đều
Đây nguyên nhân chủ yếu của việc xe ô tô tăng tốc hoặc đi lại, di chuyển trên đường không đúng cách, thế nhưng nếu xảy ra hiện tượng là áp suất lốp xe không đều giữa hai bên lốp xe ở cùng một trục xe thì rất có thể là chiếc xe sẽ bị kéo về phía có mức áp suất bị thấp hơn. Vấn đề này thường sẽ bị xảy ra ở lốp xe trước.
Lốp xe non, áp suất lốp không đều cũng còn là nguyên nhân khiến cho kích thước của lốp xe ô tô bị thay đổi. Trong khi di chuyển, chiếc cho chiếc xe ô tô bị lệch tay lái. Điều này cũng tương tự như việc một bên lốp xe bị cán phải đinh hoặc xẹp lốp, chém lốp mà chủ xe thay thế bằng một chiếc lốp dự phòng để lâu trong xe. Lúc này chiếc xe ô tô sẽ bị lệch về phía bên lốp vừa mới thay trong khi bạn phanh xe hoặc là di chuyển.
Vòng bi bánh xe đã quá cũ, hao mòn
Vòng bi bánh xe ô tô quá cũ hoặc những viên bi có kích thước không đều ở một bên thì có thể khiến cho rôto phanh bị lệch một bên so với bộ phận cùm phanh. Khi tài xế phanh xe, toàn bộ một bên má phanh sẽ không thể được trực tiếp tiếp xúc với roto giống như ở bên kia. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng ít ma sát hơn so với một bên khiến cho chiếc xe ô tô có xu hướng bị kéo sang một phía.
Má phanh xe ô tô không phù hợp
Có rất nhiều trường hợp tài xế lựa chọn má phanh không chuẩn, không phù hợp với chiếc xe ô tô của mình. Mỗi chiếc xe ô tô sẽ có mức hệ số ma sát khác nhau. Chính vì thế nếu bạn thay thế một chiếc má phanh mới không phù hợp hoặc là không tiến hành thay đồng đều cho cả bốn chiếc bánh xe, thì nhiều khả năng có thể là do má phanh đó sẽ có hệ số ma sát khác nhau giữa hai bên do chất liệu sản xuất khác nhau.
Điều này sẽ dẫn đến tình trạng là có một cặp má phanh sẽ có lực phanh nhiều hơn so với cặp kia, khiến cho chiếc xe ô tô bị nhao lái sang sang một bên khi mà hệ thống phanh xe ô tô bắt đầu được kích hoạt.
Xe ô tô nhao lái khi phanh gấp có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Để tránh việc xảy ra tai nạn trong quá trình lái xe thì bạn cần kịp thời xử lý vấn đề xe bị nhao lái mất lái ngay.