Vào những ngày hanh khô, có một số bộ phận xe oto dễ hỏng hóc, trục trặc hòi hỏi chủ xe thường xuyên chăm sóc bảo dưỡng cẩn thận. Vậy đâu là những bộ phận thường “dở chứng” khiến chủ xe phải tốn kém chi phí sửa chữa nếu không chịu khó bảo dưỡng.
Hệ thống cần gạt
Hệ thống cần gạt giúp gạt sạch nước ở trên kính trước và kính sau mỗi khi trời mưa, đảm bảo tài xế có thể quan sát rõ đường đi. Ngoài ra, hệ thống cần gạt còn có thể làm sạch bụi bẩn bám trên kính chắn gió phía trước nhờ tích hợp thiết bị phun nước rửa kính. Tuy nhiên vào mùa lạnh, trời hanh khô lưỡi gạt mưa rất dễ bị hỏng do được làm từ chất liệu cao su, nên thường bị khô nứt.
Ngoài ra do cần gạt phải chịu lực ma sát và sự tác động của môi trường thường xuyên nên chúng cũng nhanh bị hỏng. Vì thế mà chủ xe nên lưu ý thay cần gạt mưa sau 12 – 18 tháng. Tuy nhiên, nếu chạy xe dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì cần phải thay cần gạt mưa sớm hơn.
Hệ thống đèn xe
Hệ thống đèn xe tích hợp những chức năng phát tín hiệu, cảnh báo giúp tài xế tránh sự va chạm, tai nạn đáng tiếc. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng, đèn xe thường sẽ rất nhanh bị hỏng. Thậm chí là bị hỏng bất ngờ gây khó khăn cho khách hàng. Đặc biệt vào mùa hanh khô thì đèn xe càng dễ hỏng.
Nguyên nhân của việc xe bị hỏng, trục trặc là vì xe thường xuyên đi trên những con đường nhiều ổ gà, ổ trâu, hoặc có xảy ra sự cố tai nạn va chạm, nguồn điện của xe không được ổn định. Ngoài ra, một vấn đề nữa là hiệu điện thế của bình ắc quy bị vượt quá giới hạn hiệu điện thế của bóng đèn xe
Lời khuyên để giúp bạn có thể kéo dài tuổi thọ của đèn xe là hạn chế tối đa đi vào những đoạn đường xấu gây tình trạng dằn xóc xe ô tô. Khi buộc phải đi vào tuyến đường quá xóc, nhiều chướng ngại vật thì tài xế cần phải giảm tốc độ xe, đồng thời rà phanh để xe có thể hạn chế bị dằn xóc. Thêm vào đó, cần chú trọng đến việc kiểm tra lại tình trạng của hệ thống đèn xe ô tô khoảng 6 tháng/ lần để giúp đảm bảo cho sự an toàn của bạn.
Phanh xe ô tô
Phanh xe là một trong những bộ phận quan trọng nhất của ô tô. Bộ phận này giúp bảo đảm sự an toàn cho chủ xe và những hành khách trên xe. Lý do là bởi chỉ cần xuất hiện một sự cố nhỏ cũng có thể sẽ dẫn đến những sự cố va chạm, tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Nguyên nhân khiến cho phanh xe ô tô bị trục trặc, hỏng hóc là do má phanh xe đã bị mòn quá nhiều, thiếu hụt dầu phanh, má phanh bị trơ, hệ thống đường ống dầu phanh xe đã bị trục trặc, rò rỉ,… Do tính chất quan trọng của thiết bị này mà tài xế cần lưu ý bảo trì hệ thống phanh sau mỗi lần đi được 20.000 km. Đặc biệt, trước các chuyến đi đường dài hay đi những con đường đèo dốc, chuẩn bị bước vào mùa khô thì tài xế cần phải kiểm tra, bảo dưỡng một cách kỹ lưỡng phanh xe.
Hỏng lớp vỏ sơn xe
Lớp sơn bóng vỏ xe bị xuống cấp chủ yếu là do sự ảnh hưởng, tác động chủ quan của con người, dù xe có xảy ra va chạm hay không. Khi chiếc xe ô tô mới ra lò, nước sơn rất đẹp và bóng bẩy. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian một năm sử dụng, lớp sơn bóng sẽ xuất hiện thêm hàng triệu các vết trầy xước nhỏ li ti. Nguyên nhân của sự cố này là do quá trình vệ sinh, rửa xe không đúng với kỹ thuật được khuyến cáo. Hoặc cũng có thể sử dụng khăn lau xe khi vỏ xe bị bám quá nhiều bụi bẩn. Khi đó, những chất cặn bẩn sẽ bám dính lên chiếc khăn và chà xát, làm xước thân xe. Vào mùa khô thì lớp vỏ sơn xe càng dễ bị nứt, phai màu.
Lời khuyên dành cho tài xế là không nên sử dụng khăn lau xe khi vỏ xe bị bám quá nhiều bụi bẩn, mà chỉ lau sau khi bạn đã rửa sạch xe với mục đích là lau khô các vết nước. Khi rửa xe, phải sử dụng súng phụt nước có mức áp suất cao phụt kỹ vào những chất bẩn bám ở trên lớp thân vỏ xe trước khi tiến hành rửa lại bằng các dung dịch hóa chất rửa xe chuyên dùng. Các khu vực mà vỏ xe ô tô bị bẩn hơn (như thanh chắn bùn, nẹp hông, cản trước và sau…) cần lưu ý là rửa riêng.
Trên đây là những bộ phận xe oto dễ hỏng hóc, dở chứng nhất khi bước vào thời tiết hanh khô. Bạn hãy lưu ý đến những vấn đề này để có thể chăm sóc cho xe một cách hiệu quả nhất