Gạt mưa ô tô là một trong những phụ tùng ô tô quan trọng và không thể thiếu đối với bất cứ chiếc “xế hộp” nào. Gạt mưa giúp gạt bỏ nước, bụi bẩn đọng trên cửa kính đầu xe khi trời mưa, đảm bảo mang đến tầm nhìn tốt nhất cho tài xế. Trong quá trình sử dụng gạt mưa có thể hỏng hóc, trục trặc và cần phải được khắc phục sửa chữa ngay để đảm bảo an toàn.
Dấu hiệu gạt mưa bị hỏng là gì?
Khi nhận thấy gạt mưa ô tô có những dấu hiệu dưới đây thì nhiều khả năng là thiết bị đã bị hỏng hóc, cần được thay thế.
- Gạt tạo thành vệt, có nhiều vết nước mờ nhòe trên kính: Đây là dấu hiệu rõ ràng của việc gạt mưa ô tô đã xuống cấp. Nguyên nhân đến từ lưỡi gạt đã bị chai cứng, bám nhiều chất bẩn, bề mặt không còn nhẵn mịn và phẳng. Vì thế khi hoạt định kính bị mờ nhòe, nhìn không rõ.
- Gạt không sạch nước đọng: Hai thanh gạt mưa thiết kế kết hợp cùng với nhau để lau dọn sạch nước đọng ở trên kính lái. Nếu thấy gạt mưa không thể lau sạch hết vết nước thì chủ xe cần phải kiểm tra lại gạt mưa. Trường hợp này xảy ra có thể do một phần của bộ phận đệm lưỡi cao su đã bị nứt vỡ. Điều này khiến cho đệm gạt không bám chặt được vào mặt kính hoặc thanh gạt gặp phải trục trặc.
- Gạt có tiếng kêu: Gạt mưa phát ra tiếng kêu rột rột, kịch kịch là dấu hiệu cho thấy gạt mưa đang bị trục trặc. Nguyên nhân có thể do lưỡi gạt, các thanh giằng nằm ở phần lưỡi đã bị hỏng. Nếu lỗi thuộc về thanh giằng thì cần gạt lúc này sẽ không tạo ra đủ lực để ép lưỡi gạt bám lên mặt kính, vì thế gạt vừa kêu to vừa không làm sạch nước đọng. Ngoài ra, nếu mô tơ yếu cũng là nguyên nhân gây ra tiếng động khi cần gạt mưa hoạt động.
- Lưỡi gạt bị mòn, chai, cứng: Tuổi thọ lưỡi gạt phụ thuộc tần suất, điều kiện sử dụng và chất lượng của chúng. Lưỡi gạt dù làm từ chất liệu cao su hay chất liệu silicon khi mới dùng cũng đều rất mềm, dẻo và mịn. Nhưng sau một thời gian sử dụng sẽ mòn, nứt, rách, chai cứng.
- Các chốt khóa hoặc cần gạt rơi vào tình trạng bị gỉ sét: Nếu nhận thấy các chốt khóa, cần gạt mưa ô tô đã bị gỉ sét thì thì nghĩa là thiết bị xuống cấp nặng nề, cần phải thay mới ngay.
- Lưỡi gạt mưa xe ô tô bị cứng hoặc bị nứt vỡ thì khi gạt sẽ xuất hiện những vết dẹt mỏng có hình giống với ren cửa. Đây là dấu hiệu rất cần thay thế gạt mưa mới.
Phân biệt các loại cần gạt mưa phổ biến
Gạt mưa được chia thành 2 loại chính dựa trên chất liệu là gạt mưa cao su và cần gạt silicon.
Gạt mưa ô tô chất liệu cao su
Gạt mưa cao su là loại gạt mưa có phần lưỡi được làm từ chất liệu cao su non. Đây là dòng gạt mưa kiểu truyền thống, rất phổ biến trên thị trường, được khách sử dụng nhiều.
Ưu điểm của loại gạt mưa ô tô này là giá cả bình dân, dễ tìm mua, dễ thay. Tuy nhiên nhược điểm là lưỡi cao su thường kém bền, nhanh bị khô, nứt, xuống cấp, chai cứng…Thời gian sử dụng của loại gạt mưa này khá ngắn, thường thay thế 6 tháng/lần.
Nếu bạn muốn tìm gạt mưa với lưỡi làm từ cao su tự nhiên cao cấp hãy tham khảo dòng gạt mưa Priauto. Gạt mưa Priauto có độ bền cao và có thể gạt sạch nước mưa chỉ trong giây lát. Sản phẩm cũng có mức giá phải chăng phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam.
Cần gạt mưa chất liệu Silicon
Cần gạt mưa Silicon là loại gạt có lưỡi gạt được làm từ chất liệu silicone. Đây là loại gạt mưa khá mới trên thị trường, chỉ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Không phải cửa hàng phụ tùng nào cũng có bán sản phẩm này.
Ưu điểm của thiết bị là lưỡi silicone mịn hơn nhiều so với chất liệu cao su. Loại gạt này có diện tích tiếp xúc với kính nhiều hơn, có công dụng ngăn không khí rất tốt nên cạnh của chúng quét sâu, gạt nước bụi bẩn và nước sạch hơn.
Lưỡi gạt mưa silicon có độ bền cao hơn so với cao su, có khả năng chống mài mòn tốt hơn. Ngoài ra sản phẩm này cũng chống tia UV tốt hơn nên thời gian sử dụng sẽ dài hơn ( gấp đôi so với gạt cao su). Nhược điểm là mức giá bán cao hơn khá nhiều so với gạt mưa cao su.
Cách bảo dưỡng gạt mưa đúng chuẩn
Để có thể nâng cao tuổi thọ gạt mưa khi dùng các chủ xe cần chú ý đến một số thao tác sau:
- Chỉ nên khởi động cần gạt mưa trong trường hợp kính chắn gió của ô tô đi trong trời mưa, có dính nước, không nên bật gạt khi kính chắn gió vẫn sạch sẽ, khô ráo
- Vệ sinh cần gạt mưa bằng các loại dung dịch rửa kính chuyên dụng, thường xuyên lau chùi thiết bị, đặc biệt là phần lưỡi gạt
- Vào thời tiết khô, nhiệt độ cao, nắng nóng, oi bức thì khi đỗ xe thì chủ xe nên dựng đứng gạt mưa ô tô để hạn chế chảy nhựa ở lớp cao su bên ngoài cần gạt.
- Trường hợp bắt buộc phải đỗ xe dưới trời nắng nóng trong thời gian dài thì nên trùm kín xe
Trên đây là bài viết chia sẻ dấu hiệu nhận biết cần gạt mưa ô tô bị hỏng để các chủ xe có thể tham khảo. Khi gạt mưa xe ô tô bị hỏng, chủ xe nên thay thiết bị chất lượng cao ngay để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng xe.