Lọc gió ô tô có nhiệm vụ là lọc sạch không khí trước khi đưa chúng đến buồng đốt, nhằm ngăn chặn việc bụi, cát hoặc các tạp chất lọt vào động cơ, giảm hiệu suất máy. Vì thế nếu không vệ sinh lọc gió cẩn thận sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành động cơ.
Lọc gió động cơ xe ô tô là gì?
Lọc gió động cơ hay air filter thường nằm trong khoang động cơ ô tô, ngay bên dưới của nắp capo. Bộ phận này có nhiệm vụ tương tự như một “lá phổi” giúp lọc sạch không khí, ngăn chặn được tình trạng bụi bẩn, các loại tạp chất bay vào bên trong buồng đốt động cơ.
Sau một thời gian xe hoạt động, bụi bẩn cùng với các tạp chất sẽ bám rất nhiều trên màng lọc gió. Nếu không thay thế hoặc vệ sinh thường xuyên định kỳ, chúng sẽ lấp kín các lỗ không khí. Điều đó sẽ làm cản trở lượng không khi đi vào trong khoang đốt của động cơ. Từ đây dẫn đến tỉ lệ hòa khí bị sai lệch và sẽ giảm thiểu đi hiệu suất của động cơ, làm nóng máy và sinh ra nhiều muội than, chất bẩn ở trong buồng đốt.
Vai trò của lọc gió ô tô
Lọc gió xe có rất nhiều tác dụng bao gồm:
Cải thiện tối đa chất lượng không khí
Công dụng đầu tiên của lọc gió ô tô chính là lọc sạch các luồng không khí trước khi chúng đi vào trong buồng đốt và kết hợp hòa trộn với nhiên liệu. Nếu lọc gió hoạt động tốt, chất lượng và lưu lượng không khí chất lượng, sạch sẽ đi vào trong động cơ sẽ tăng lên cao. Nhờ điều này mà hiệu suất động cơ xe ô tô cũng được thay đổi, cải thiện đáng kể.
Kéo dài tuổi thọ của các chi tiết máy
Lượng không khí nếu không được làm sạch thông qua bộ lọc gió xe ô tô sẽ mang theo rất nhiều tạp chất đi vào trong buồng đốt. Từ đó, chúng sẽ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và làm giảm thiểu đáng kể độ bền của những chi tiết máy trong động cơ.
Tối ưu tiết kiệm nhiên liệu
Bộ lọc gió ô tô được ví như “lá chắn” giúp ngăn chặn tối đa tạp chất, xác vi sinh vật nhỏ, bụi bẩn có hại tồn tại ở trong không khí xâm nhập vào bên trong buồng đốt. Những loại tạp chất này ngoài làm giảm hiệu suất vận hành của động cơ mà còn khiến xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với những chiếc xe có thiết bị lọc gió động cơ tốt, thì khả năng tiết kiệm nhiên liệu sẽ cải thiện tốt hơn đến 14%.
Cách vệ sinh lọc gió điều hòa ô tô
Để vệ sinh lọc gió điều hoà ô tô bạn cần thực hiện các bước đơn giản như sau:
Bước 1: Sau khi tháo thiết bị lọc gió ra ngoài, bạn hãy đập nhẹ xuống sàn hoặc một mặt phẳng để cho bụi bẩn có thể rơi hết ra ngoài.
Bước 2: Dùng máy xịt, hoặc máy hút bụi dành riêng cho xe ô tô hoặc máy sấy tóc để thổi bong hết các lớp rác, bụi bẩn bám ở trên bề mặt của lọc gió.
Bước 3: Dùng chổi/cọ mịn để quét sạch lọc gió lại một lần cuối.
Bước 4: Vệ sinh lọc gió xong, lắp lại lọc gió vào đúng vị trí của chúng. Sau đó, dùng tay để ấn nhẹ 4 góc của thiết bị giúp giăng lọc gió có thể xếp khít vào rãnh bên trong hộp chứa.
Một số lưu ý khi vệ sinh và sử dụng lọc gió
Bởi vì thân lọc gió được làm bằng giấy nên rất dễ rách. Chính vì thế khi vệ sinh lọc gió cần chú ý không được xịt gió tốc độ cao, tránh để cho vật sắc nhọn va chạm, đâm vào dẫn đến làm thủng lớp lưới lọc, màng lọc thiết bị.
Ngoài ra, tuyệt đối không được nhúng nước, dung dịch vệ sinh, cọ, chà xát rửa lọc gió. Điều này sẽ làm rách lọc gió. Trường hợp lọc gió bị bám quá nhiều dị vật, bụi bẩn, dị vật thì tốt nhất là nên thay lọc gió mới. Nếu chủ xe không tự tin vào việc tự mình vệ sinh được lọc gió thì có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa chuyên nghiệp
Để đảm bảo cho lọc gió hoạt động hiệu quả, bền bỉ, cần lưu ý trong quá trình sử dụng không được sử dụng chế độ lấy gió ngoài khi chạy xe ở những đoạn đường ô nhiễm, có quá nhiều bụi bẩn. Bên cạnh đó, chủ xe nên đi bảo dưỡng ô tô định kỳ và yêu cầu kỹ thuật viên vệ sinh lọc gió kỹ càng.
Thời điểm cần thay lọc gió
Sau mỗi lần di chuyển được 20.000 km thì lái xe đã có thể cân nhắc thay thế lọc gió ô tô. Tuy nhiên nếu thường xuyên chạy xe trong những tuyến đường có quá nhiều bụi bẩn, thì thời gian thay thiết bị mới có thể nhanh hơn. Sau khoảng 10.000km đã nên thay lọc gió mới. Đặc biệt, đối với điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam việc vệ sinh lọc gió cần làm hàng tuần, hàng tháng. Việc thay mới chỉ sau 2 – 3 tháng.
Trên đây là công dụng của lọc gió và cách vệ sinh lọc gió ô tô một cách đơn giản. Khi lọc gió đã quá bẩn hãy thay thế thiết bị mới ngay để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của động cơ.